Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG NHẬT

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:29

Lâu nay trong việc giảng dạy tiếng Nhật ở các trường và các cơ sở đào tạo khác như trung tâm tiếng Nhật, trung tâm ngoại ngữ v.v…các thày cô giáo tiếng Nhật khi dạy phần ngữ pháp thường chỉ chú trọng dạy các kỹ năng sử dụng các loại trợ từ, cách biến đổi động từ, tính từ, trợ động từ, cách dùng các mẫu câu v.v… Còn phần dạy phân tích câu để học sinh hiểu bài thì hầu như chưa được chú trọng. Có thể do các thày cô chưa thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc phân tích câu để hiểu bài hoặc các thày cô cho rằng vấn đề khó của ngữ pháp tiếng Nhật là cách dùng trợ từ, phân biệt cách dùng của những phó từ cận nghĩa, phân biệt cách dùng trợ từ “no” với danh từ hình thức “koto” v.v…thì cần tập trung để dạy những vấn đề đó cũng đã hết giờ rồi còn thì giờ đâu mà dạy phân tích câu nữa. Vậy thì vấn đề phân tích câu tiếng Nhật nên tiến hành như thế nào? Chúng ta cần lần lượt làm rõ những vấn đề như : đặc điểm câu tiếng Nhật, các loại câu, thành phần câu, trợ từ tham gia thành phần câu; tiếp đến là tìm ra cách phân tích câu tiếng Nhật một cách hợp lý, dễ hiểu và dễ nhớ.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

KAIZEN – SỰ CẢI TIẾN LIÊN TỤC CỦA NGƯỜI NHẬT

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:26

Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép bởi từ 改 ("kai") có nghĩa là thay đổi và từ 善 ("zen") có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ongoing improvement” hoặc “continuous improvement” và trong tiếng Trung, Kaizen được phát âm là Gansai, nghĩa là hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích vì tập thể hơn là lợi ích của cá nhân. Trong cuốn sách “Kaizen: Chìa khóa thành công của người Nhật”, Kaizen được định nghĩa như sau: “Kaizen có nghĩa là cải tiến. Hơn nữa, Kaizen còn có nghĩa là cải tiến liên tục trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội và môi trường làm việc. Khi Kaizen được áp dụng vào nơi làm việc có nghĩa là sự cải tiến liên tục liên quan tới tất cả mọi người – ban lãnh đạo cũng như mọi nhân viên”. Tại Nhật Bản, Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm và Toyota là công ty đầu tiên triển khai Kaizen. Trước kia, Kaizen chủ yếu được áp dụng trong các công ty sản xuất như Toyota, Canon, Honda… Sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong mọi công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và hiện nay, hầu hết các công ty của Nhật đều đang thực hiện Kaizen. Triết lý này không chỉ giới hạn trong ngành sản xuất mà còn có thể áp dụng được trong ngành dịch vụ, kinh doanh bán lẻ và thậm chí là một khóa học bất kì nào đó.  Triết lý này cũng thích hợp đối với đời sống cá nhân của mỗi người.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:23

Thực tiễn công nghiệp hóa diễn ra trên thế giới đã cho thấy, nhờ có những kinh nghiệm thành công của các nước đi trước để học hỏi, áp dụng nên những nước công nghiệp hóa đi sau đều có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Cụ thể, trước đây nước Anh thực hiện công nghiệp hóa đầu tiên, phải tự mò mẫm, nghiên cứu, sáng tạo… nên công nghiệp hóa là một con đường vừa dài, vừa gian nan, mất tới 120 năm; nhưng nước Mỹ đi sau Anh, chỉ mất khoảng 90 năm, đến Nhật Bản thì rút ngắn còn khoảng 70 năm; và các  NICs còn rút ngắn hơn, với quãng thời gian hơn 30 năm. Hiện nay, các nước ASEAN cũng đang nỗ lực tận dụng lợi thế của nước đi sau để rút ngắn hơn nữa quá trình này. Việt Nam cũng là nước công nghiệp hóa muộn, nên chắc chắn có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là kinh nghiệm các nước Đông Á để rút ngắn thời gian hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa của mình.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ MÔNG CỔ

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:17

Mông Cổ là quốc gia có diện tích đất đai rộng lớn (khoảng 1,5 triệu km2), gấp 5 lần diện tích lãnh thổ của Việt Nam, song dân cư thưa thớt (khoảng 2,8 triệu người theo con số thống kê năm 2006) chưa bằng 1/30 dân số nước ta. Phần lớn dân cư sống tập trung ở thủ đô Ulanbato (tới hơn một triệu người). Các khu vực còn lại chủ yếu là sa mạc, thảo nguyên, và các vùng núi non hiểm trở, dân cư thưa thớt. Chỉ qua những số liệu này cũng có thể thấy được kinh tế Mông Cổ là một nền kinh tế nhỏ bé, ít nhất là về phương diện lao động và thị trường. Cho dù có diện tích đất đai rộng lớn, song do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và một quy mô dân số hết sức khiêm tốn, số lượng lao động ít ỏi Mông Cổ khó có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện có các ngành công nghiệp quy mô lớn, đa ngành và mức độ chuyên môn hoá cao. Vậy thì nền kinh tế Mông Cổ có những đặc trưng gì nổi bật? Bài viết này sẽ cố gắng trong một chừng mực nào đó đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi này.


Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH TRỊ ĐỐI NỘI TỚI CHÍNH SÁCH ĐÔNG Á- THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:14

Lôgíc của các sự kiện chỉ ra rằng, xem xét vai trò quốc tế và lợi ích quốc gia của Nhật Bản không thể không đề cập tới ảnh hưởng của yếu tố chính trị đối nội. Nếu yếu tố quốc tế - yếu tố bên ngoài - có tác động to lớn thì yếu tố chính trị đối nội - yếu tố bên trong - giữ vai trò quyết định. Bởi như đã biết, tình hình chính trị Nhật Bản có tác động trực tiếp và quyết định đến chính sách đối ngoại của nước này. Tình hình chính trị của Nhật Bản được nhận diện thông qua xem xét vai trò và ảnh hưởng của tứ giác quyền lực: đảng chính trị, chính phủ, giới kinh doanh và công chúng. Thông thường người ta nói ở Nhật Bản, sức mạnh chính trị bị chi phối bởi tam giác quyền lực; nói như vậy là người ta đã bỏ quên một lực lượng rất quan trọng, đó là công chúng. Có lẽ khách quan hơn và thực tế hơn là xem xét sức mạnh chính trị của Nhật Bản thông qua cách tiếp cận tứ giác quyền lực.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

35 NĂM QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM-NHẬT BẢN: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:11

Năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (21/9/1973-21/9/2008) trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh của mỗi nước và của Châu Á. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam là thị trường ưu tiên trong chính sách của các nhà đầu tư Nhật Bản.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH AN NINH THẾ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:09

Từ đầu năm 2008 đến nay, nhân loại đã và đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng chu kỳ của nền kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ. Tình hình lạm phát tăng cao; giá cả dầu mỏ, vàng, lương thực, thực phẩm leo thang; thị trường chứng khoán, địa ốc, tín dụng rối loạn. An ninh kinh tế dẫn đến an ninh xã hội bất ổn, thêm vào đó là hậu quả của thiên tai nặng nề ở một số nước. Để bảo vệ lợi ích của mình các nước lớn đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia và an ninh khu vực... làm cho dư luận quốc tế không khỏi lo ngại.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

NHO GIÁO LÀ MỘT TÔN GIÁO HAY MỘT HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI?

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:06

Nho giáo do Khổng Tử (551-475 trước CN) thời Xuân Thu - Chiến Quốc sáng lập, sau đó được các học trò phát triển theo những khuynh hướng khác nhau và có ảnh hưởng rộng lớn ra nhiều quốc gia ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, sau 25 thế kỷ, những cuộc tranh luận xung quanh  Nho giáo vẫn hết sức sôi nổi và xem chừng vẫn chưa có hồi kết. Chẳng hạn, Nho giáo có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội? Hoặc Nho giáo là một tôn giáo hay thuần tuý là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội? Có ý kiến khẳng định. Có người lại phản bác quyết liệt. Dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau xem xét Nho giáo được các nhà nghiên cứu coi là tôn giáo hay chỉ là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội mà thôi.



Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

TRẠNG THÁI HIỆN SINH CỦA CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MỘT NỖI ĐAU RIÊNG

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:03

Là nhà văn hiện đại thực sự đầu tiên của Nhật Bản như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, Oe Kenzaburo (1935-) chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhà văn lớn của văn học phương Tây thế kỉ XX, đặc biệt là triết gia, tiểu thuyết gia vĩ đại Jean Paul Sartre. Ông tiếp thu Sartre từ tinh thần hiện sinh, quan niệm nghệ thuật đến phong cách viết tiểu thuyết hiện đại, độc đáo. “Với Sartre, văn chương trở thành một tác động cứu rỗi của con người đã mất niềm tin nơi Thượng đế, trở thành câu giải đáp có tính cách siêu hình của con người trước cái phi lý của cuộc đời, nó trở thành cái tuyệt đối khi chính cái tuyệt đối không còn”. Thời đại hậu chiến của Oe quá nhiều cú sốc khiến con người ngày càng hoài nghi vào một trật tự do Thượng đế xác lập. Và con người ngày càng xác tín niềm tin Thượng đế đã chết, cuộc đời không có Thượng đế mà chỉ còn trơ lại sự hiện sinh, chỉ còn lại những con người trơ trọi, cô đơn, lơ ngơ đi tìm bản thể của chính mình.