Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ĐÔNG Á: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:21

Bước vào thập niên 1990, sự trỗi dậy thần kỳ của kinh tế Trung Quốc, cùng lúc với sự suy thoái kéo dài của kinh tế Nhật Bản đã làm biến đổi nhiều mảng màu trên bản đồ kinh tế Châu Á. Hình ảnh về con chim đầu đàn trong đàn nhạn biển - Nhật Bản, trở nên nhạt nhoà trước không khí sôi động tiếng máy trong công xưởng khổng lồ của thế giới – Trung Quốc. Người ta bắt đầu nghi hoặc về một sự hoán vị sức mạnh trên phương diện kinh tế chính trị quốc tế đang diễn ra tại khu vực Châu Á. Trên đà tăng trưởng kinh tế vũ bão, Trung Quốc dường như cũng không khỏi nảy sinh tư tưởng về một “Đại quốc hùng cường”, khi bất ngờ thể hiện một loạt các hoạt động ngoại giao kinh tế trong khu vực.


Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ĐÔNG Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:19

Mục tiêu chủ yếu của Trung Quốc trong chính sách đối với Đông Á và rộng hơn là đối với cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là xác lập vai trò nước lớn và từ đó tìm kiếm và duy trì những tham vọng về chủ quyền lãnh thổ và những lợi ích kinh tế. Nói như vậy không có nghĩa là Trung Quốc muốn thống trị khu vực này mà thực ra họ nhằm tới mở rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực. Và đương nhiên từ việc duy trì ảnh hưởng Trung Quốc nhằm tới việc duy trì chủ quyền lãnh thổ của họ và những tham vọng lãnh thổ khác. Như chúng ta biết, Trung Quốc đã mất một phần lãnh thổ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, điều này cũng có nghĩa là họ đã mất một phần chủ quyền lãnh thổ hoặc là chủ quyền về toàn vẹn lãnh thổ của họ đã bị suy giảm. Đây cũng là lý do giải thích tại sao Trung Quốc luôn luôn đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan, cũng như những vấn đề nhạy cảm về chủ quyền lãnh thổ đối với Xinjiang và Tibet. Việc Hồng Kông trở lại với Trung Quốc vào năm 1997 cũng là một vấn đề thuộc chủ đề này.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

GIÁO DỤC ĐÀI LOAN HƯỚNG TỚI XÂY DUNG MỘT NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:18

Trong vòng 30 năm qua, Đài Loan đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục đaị học và sau đại học, thực sự đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của nền kinh tế Đài Loan. Tuy nhiên, khi bước sang thế kỷ mới, kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, họ đã nhận ra rằng đang phải đối mặt với những thách thức nhiều mặt ở giáo dục đại học và sau đại học. Một trong số đó là là yêu cầu ngày càng tăng số lượng người tham gia vào giáo dục đại học như là một kết quả của quá trình dân chủ hoá, đã giúp đưa số lượng các trường đại học ở Đài Loan từ 60 lên trên 150 trường trong vòng vài thập kỷ qua.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

KỊCH NO VÀ NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ CỦA YASUNARI KAWABATA

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:16

Là bộ môn sân khấu, kịch No Nhật Bản được thế giới biết đến như một nét văn hóa truyền thống độc đáo của xứ Phù Tang. Ban đầu, kịch No có nguồn gốc bình dân, kết hợp giữa ca múa dân gian với các buổi tế lễ, đến thế kỉ XIV, được các nghệ sĩ cải biến, phát triển dần thành một bộ môn nghệ thuật bác học. Người phương Tây thường rất ngạc nhiên khi đến Nhật Bản tham dự một buổi biểu diễn kịch No vì thời gian công diễn quá dài, thường là từ bốn đến sáu tiếng đồng hồ. Đó là vì một buổi diễn truyền thống thường phải có đầy đủ năm vở liên quan đến năm đề tài cốt yếu của No là người đẹp, yêu ma, thần linh, kẻ điên quân sĩ. Ngày nay, thời gian công chiếu đã được rút gọn lại, thường là hai vở kịch No, xen giữa là một vở hài kịch gọi là Kyogen.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

HỆ TƯ TƯỞNG THỜI CHIẾN CỦA XÃ HỘI NHẬT BẢN TRONG CUỘC XUNG ĐỘT THÁI BÌNH DƯƠNG

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:14

Sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ và những cuộc đánh bom liều chết ở Trung Đông, nhiều nhà xã hội học và nhà nghiên cứu tâm lý chiến tranh đã nhớ lại chiến thuật kamikaze của phi công cảm tử Nhật Bản trong các phi đội Thần phong thời kỳ Chiến tranh Thế giới hai, những người được huấn luyện để lái máy bay lao vào tàu chiến Mỹ. Thật ra, hành động tấn công tự sát đã từng được thực hiện ở mọi cuộc xung đột quân sự trong lịch sử loài người, tuy nó không được trù tính và tổ chức tỉ mỉ như các phi vụ kamikaze. Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, tấn công tự sát là một nét nổi bật của kiểu chiến tranh đường hào, và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó cũng thường được thực hiện. Gương hy sinh của các chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai địch ở Việt Nam cũng như ở Liên Xô có thể được coi là trường hợp tấn công tự sát, nhưng đấy không phải là một chiến thuật như ở Nhật Bản.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ SAU BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ ĐẾN NAY

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:13

Có thể thấy, kể từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay, tuy chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi trong quan hệ hàng nghìn năm giữa hai nước, nhưng cũng đủ  để chứng kiến những thay đổi thật lớn lao. Từ chỗ chỉ là sự bắt đầu lại các mối quan hệ, thăm dò sau một thời gian căng thẳng, hai nước đã nhanh chóng tiến tới quá trình tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, hiểu biết nhau hơn và đã đạt được những thay đổi rõ ràng trong những năm đầu thế kỷ 21 nhằm tiến tới góp phần duy trì ổn định lâu dài giữa hai nước trong tương lai.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM HIỆN NAY

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:10

Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phỏt triển sang sản xuất công nghiệp (CN) và đô thị hoá là một việc làm cần thiết đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay. Tuy quá trỡnh thực hiện chuyển đổi này đó đạt được những kết quả quan trong góp phần tích cực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng cũn nhiều bất cập nảy sinh, trong đó có vấn đê làm như thế nào để giải quyết tốt hơn việc làm của người có đất bị thu hồi. Để góp phần vào lời giải này. Bài viết hướng vào nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong những năm gần đây mà chúng ta có thể tham khảo.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN: THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:08

Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Trong suốt chặng đường 35 năm qua, với bao biến cố và sự kiện trong nước và quốc tế, quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia đã vượt lên tất cả, đơm hoa kết trái, đóng góp vào hoà bình, ổn định và phát triển vì lợi ích của hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, bài viết này sẽ điểm lại một số thành tựu chủ yếu trong tiến trình xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị toàn diện giữa hai nước, những dấu mốc quan trọng trên con đường vươn tới một tầm cao mới như hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

VẤN ĐỀ QUY CHẾ HOÁ NGÔN NGỮ XOAY QUANH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH “QUỐC NGỮ” CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:06

Việc tạo ra khái niệm “quốc dân” nhất thiết không thể thiếu trong quá trình hình thành nhà nước hiện đại. Hơn nữa, khái niệm này còn giúp cho những người không quen biết nhau thấy được tính đồng nhất với tư cách là một “quốc dân”, và kết quả là (góp phần) đi đến việc tạo ra một nhà nước quốc dân.<!--EndFragment--> Tại những nhà nước quốc dân tiến tới hiện đại hoá thì việc lựa chọn một hoặc hai, ba ngôn ngữ quốc gia thông dụng là điều rất cần thiết. Những thành viên của nhà nước quốc dân cận-hiện đại đều có tư tưởng cho rằng họ phải có quan hệ với nhà nước. Cái mà mục tiêu của cận đại hoá được đặt vào việc thống nhất, đưa các cá nhân vào các chế độ khác nhau cũng là nhằm tới mục đích như vậy. Một trong những công cụ làm cho mọi người hiểu được tính thống nhất là ngôn ngữ. Vì vậy, tầm quan trọng rất to lớn trong chính sách ngôn ngữ là nhà nước cần sử dụng ngôn ngữ như thế nào.