Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN: THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:51

Khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào tháng 9 năm 1973, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có điều kiện phát triển mạnh. Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước (1986) thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kể từ đó đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Công cuộc đổi mới của Việt Nam với các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại năng động, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và lợi ích của cả hai bên Nhật Bản và Việt Nam cộng với một môi trường quốc tế thuận lợi... là những nguyên nhân cơ bản nhất, quan trọng nhất thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, sôi động hơn và cũng ngày càng đi vào thế ổn định  hơn, vững chắc hơn.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

NHẬT BẢN VỚI VIỆC TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ NHÂN LOẠI

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:48

Khi nghiên cứu về xã hội Nhật Bản người ta không thể nói đến sự phát triển đầy kỳ tích của dân tộc này. Hiện đại hoá được thực hiện một cách khá nhanh chóng và thành công bởi mục tiêu cháy bỏng đưa đất nước “mặt trời mọc” đuổi và vượt các nước phương Tây. Đó là quá trình đan xen phức tạp bởi nhiều yếu tố và nhiều lĩnh vực từ tư tưởng, kỹ thuật, nhân lực đến lãnh đạo, văn hoá… Đặc biệt, sự dung hoà và bản địa hoá một cách tài tình những tinh hoa của văn hoá nhân loại nhất là hai dòng văn hoá chủ yếu: phương Tây (nhất là Mỹ), phương Đông (chủ yếu là Trung hoa) đã tạo nên những nét rất riêng của Nhật Bản trong công cuộc xây dựng đất nước. Có thể nói đó cũng chính là quá trình Nhật Bản mở cửa hội nhập quốc tế và đi tìm những giá trị phổ biến của nhân loại để phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá. Bài viết này đi sâu phân tích một số kinh nghiệm chủ yếu mà khoa học của Nhật Bản nói chung, khoa học xã hội nói riêng đã trải nghiệm và đóng góp vào việc tiếp thu các giá trị văn hoá nhân loại, phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước trước đây cũng như hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

NHẬN DIỆN QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:46

Một đặc trưng nổi bật của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là phát triển mang tính đứt đoạn, thăng trầm  gắn với những biến đổi lịch sử của hai nước qua từng giai đoạn khác nhau. Nếu kể từ khi người Nhật Bản đến Kinh kỳ phố Hiến và Hội An để buôn bán, kinh doanh thì quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cho đến nay đã trải qua gần 4 thế kỷ. Bước khởi đầu từ thế kỷ 17 sau đó bị gián đoạn do chính sách đóng cửa của chính quyền phong kiến Nhật Bản và của cả phía Việt Nam. Còn nếu kể từ khi Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du từ đầu thế kỷ 20 thì quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua 100 năm. Trong quãng thời gian đó, chính sách đế quốc chủ nghĩa, các cuộc chiến tranh nóng và lạnh đã làm cho quan hệ này của Nhật Bản đứt đoạn. Và kể từ khi tái bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1992), quan hệ hai nước phát triển theo chiều hướng tích cực; và trong hơn 35 năm qua, chỉ có hơn thập niên gần đây quan hệ này mới đơm hoa kết trái thực sự.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ CUỘC GẶP QUAN TRỌNG

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:43

Nhìn lại 35 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ( 21/9/1973 – 21/9/2008), ta thấy mối quan hệ  này đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Lĩnh vực chính trị trong quan hệ giữa hai bên không những được xem xét ở chính khía cạnh này mà còn được đánh gia thông qua chính các mối quan hệ kinh tế, văn hoá cũng như tiếp xúc mang tính phi chính phủ của nhân dân hai nước. Tuy nhiên, do chế độ chính trị hai nước theo đuổi khác nhau nên   các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai bên được xem là thước đo của quan hệ chính trị. Chính vì vậy, bài viết này tập trung nhìn nhận mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trên phương diện chính trị thông qua các cuộc tiếp xúc quan trọng  trong 15 năm  gần đây.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

VAI TRÒ ODA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:39

Năm nay Việt Nam, và Nhật Bản kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao chính thức. Trong suốt thời gian qua quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không ngừng được phát triển trên tất cả các mặt. Hiện nay, nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam, là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trên thực tế ODA của Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, cải thiện môi trường, xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích một số nét về vai trò ODA của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ SAU KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA TỔ CHỨC WTO ĐẾN NAY

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:36

Trước khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO vào tháng 11/2006 quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan. Điều này được thể hiện qua các con số sau đây:Trên lĩnh vực đầu tư tính đến 12/2005, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam là 684 dự án với tổng vốn đầu tư 6907,2 triệu USD được cấp phép; viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, trong đó viện trợ là trên 10%, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp. Trên lĩnh vực buôn bán đối ngoại kể từ năm 2003 là năm thực hiện sáng kiến chung Việt - Nhật, ký kết Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, quan hệ thương mại hai nước phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19%/năm. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO ngày 7/11/2006 thì quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:32

Trong những năm qua, cùng với sự tăng cường quan hệ Việt Nam -  Nhật Bản trên các mặt kinh tế, ngoại giao; quan hệ văn hóa giữa hai nước đã bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng chưa từng có. Thành tựu giao lưu văn hóa có được hôm nay không chỉ là kết quả của những nỗ lực giữa chính phủ và nhân dân hai nước mà còn bắt nguồn từ chiều sâu lịch sử lâu dài của hai dân tộc Việt - Nhật. Ngày nay, nhìn lại quá trình giao lưu đó để rút ra nhưng bài học kinh nghiệm là việc làm rất cần thiết góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước nói chung cũng như tăng cường hiệu quả giao lưu văn hóa nói riêng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

BÀI QUỐC CA NGẮN NHẤT

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:30

ách đây vài năm tôi được dự một khoá đào tạo tại Quận Shibuya, Tokyo Nhật Bản do tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức và tài trợ. Ngày cuối cùng là buổi lễ trao bằng tốt nghiệp, không khí thật nghiêm trang, xúc động và lưu luyến. Trong buổi lễ đó, ấn tượng kèm theo sự ngạc nghiên mà chưa lý giải được chính là bài Quốc ca Nhật Bản vì bài quốc ca rất ngắn (chỉ gần 1 phút).

Sau một thời gian tương đối dài và gặp không ít người Nhật và Việt Nam, tôi đã ít nhiều tìm được lời giải.  Nhân kỷ  niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam  Nhật Bản, tôi xin giới thiệu những thông tin có liên quan đến bài quốc ca Nhật Bản để mọi người cùng tham khảo.