Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TẠI CHÂU Á

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:15

Trước khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9 ở Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh Irăc và các diễn biến tại Apganixtan, các sách báo nói về chính sách Châu Á của Nhật Bản hầu như chỉ đề cập đến quan hệ giữa Nhật Bản  với Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á. Nhưng các sự kiện nói trên cho thấy, tình hình thế giới đã thay đổi nhanh chóng, chính sách Châu Á của nước Nhật phải chú ý tới nhiều khu vực hơn nữa, như Tây Á và Nam Á. Dưới con mắt người Nhật, tầm quan trọng của Ấn Độ ở Nam Á ngày càng tăng khi họ thấy quốc gia này có thể trở thành đối trọng với tầm cỡ to lớn của Trung Quốc. Còn ở Tây Á thì nước Nhật không có nhiều lợi ích, nhưng phải phụ thuộc khu vực này về năng lượng.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

QUAN HỆ MỸ – ASEAN TRONG BỐI CẢNH MỚI

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:14

Mỹ được coi là cha đẻ của ASEAN, cho nên quan hệ của Mỹ với ASEAN được coi là quan hệ truyền thống. Đúng vậy, năm 1965, tổng thống Mỹ Lyndon Johnson lúc đó đã quyết định cung cấp 1 tỉ đôla tín dụng cho các dự án phát triển Đông Nam Á. Chương trình hỗ trợ tín dụng này nằm trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sự hỗ trợ này như một đòn bẩy kinh tế giúp các nước Đông Nam Á đang thiếu vốn đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa. Về phương diện chính trị, sự trợ giúp này cũng là cách thức mà Mỹ sử dụng để tạo ra mối bang giao thân thiện với các nước ở khu vực này. Dường như có một logic dễ nhận thấy là các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Nam Á xuất hiện đồng thời với cuộc chiến tranh Đông Dương của Mỹ. Dường như cuộc chiến tranh này đã mang lại những lợi ích nhất định cho họ.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

CHIẾN LƯỢC FTA CỦA NHẬT BẢN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:12

Từ những năm 1990 trở lại đây, việc ký kết các hiệp định yhương mại tự do (FTA) đã trở thành một xu hướng mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. FTA đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong chính sách thương mại của các nước ngày nay. Tính đến cuối năm 2006, đã có hơn 250 FTA được ký kết trên toàn thế giới. Nhật Bản - một nước vốn trung thành với các hiệp định đa phương, giờ đây đã nhận thấy mình bị tụt hậu khá xa so với các nước khác trong đàm phán FTA. Việc ký kết FTA Trung Quốc - ASEAN, Hàn Quốc - Mỹ càng thôi thúc Nhật Bản đẩy nhanh quá trình đàm phán FTA với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển chiến lược FTA, tình hình thực hiện FTA, những trở ngại chủ yếu trong đàm phán FTA của Nhật Bản sẽ là những nội dung chủ yếu của bài viết.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

TÌNH HỮU NGHỊ CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC CỦA CÁC CHÍ SĨ HAI NƯỚC VIỆT - HÀN Ở ĐẦU THẾ KỶ XX

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:09

Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa. Cùng ở trong khu vực địa lý phương Đông Châu Á (đồng châu), cùng chung màu da vàng (đồng chủng), cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh cổ đại Trung Hoa (đồng văn), cùng bị xâm lược, áp bức bóc lột của phong kiến Trung Quốc, thực dân phương Tây và đế quốc Nhật Bản (đồng cừu). Với bốn cái "đồng" đó, hai dân tộc Việt - Hàn đã từng có mối quan hệ giao lưu lịch sử - văn hóa lâu đời trên nhiều phương diện.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

MỐI QUAN HỆ GIỮA BA BỘ PHẬN CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN HÀN QUỐC

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:08

Nhà nước pháp quyền hiện đại nào cũng có hai mối quan hệ cơ bản đó là quan hệ giữa ba nhánh quyền lực chủ yếu và quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương. Thông qua xem xét hai mối quan hệ cơ bản này người ta có thể thấy được tính phổ biến cũng như đặc thù nhà nước đó. Chính vì vậy, chúng tôi xin dành bài viết nhỏ này để đề cập đến một trong hai mối quan hệ đó của Nhà nước pháp quyền Hàn Quốc.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

SỰ HÌNH THÀNH LÀNG Ở SHIZUOKA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:06

Điều kiện địa lý đa dạng là vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển như ở Shizuoka cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện, hình thành và phát triển của những loại hình làng tương ứng. Tuy nhiên, sự hình thành làng có nhiều nguyên nhân nên việc tìm thời gian xuất hiện chính xác của đơn vị cư trú cụ thể quả không đơn giản chút nào. Vẫn biết rằng, diện mạo của ngôi làng ở Shizuoka đã xuất hiện vào cuối thời kỳ Jomon (khoảng 3000-4000 năm trước) qua việc phát hiện di chỉ ở bên hồ Sanaru phía Tây ngoại ô thị xã Hamamasu ngày nay. Song, không vì thế mà có thể đưa ra nhận định chung về nguyên nhân ra đời của các loại hình làng ở Shizuoka.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

KHÁT VỌNG SỐNG MÃNH LIỆT VÀ NHỮNG GIẤC MƠ HUYỀN DIỆU TRONG THƠ CA HÀN QUỐC (QUA TẬP THƠ "NĂM NHÀ THƠ HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC)

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:04

Dịch giả Nguyễn Quang Thiều, người dịch tập thơ Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc, (Nxb. Hội Nhà văn, 2002) từ tiếng Anh sang tiếng Việt, có viết đại‎ ý: Mẫu số chung trong thơ ca của họ là nỗi cô đơn, là khát vọng sống mãnh liệt, là những giấc mơ huyền diệu của con người ở ngay trong bóng tối của tội ác, của vô cảm, và sự nhơ nhớp của một giai đoạn lịch sử nhất định. Các nhà thơ được nhắc đến trong tập thơ này đều là những người sinh vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX. Con đường thơ ca của họ vụt sáng trong thời kỳ đất nước Hàn Quốc đang lâm vào thời kỳ của chiến tranh, đói nghèo, độc tài, máu đọng, bùn lầy… Nhưng nảy sinh trên hoàn cảnh đó, là những khát vọng sống mãnh liệt và cả những giấc mơ huyền diệu, nơi cái đẹp vẫn tồn tại, như là những biểu hiện sức sống bất diệt của những tâm hồn Hàn Quốc.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

VÌ SAO NHẬT BẢN MUỐN SỬA ĐỔI ĐIỀU 9 HIẾN PHÁP

Đăng ngày: 25-05-2012, 15:01

Hiện nay, sửa đổi hiến pháp đang trở thành mối quan tâm lớn của đảng cầm quyền. Việc sửa đổi hiến pháp hoà bình của Nhật Bản cũng thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt là sửa đổi điều 9 với nội dung làKhao khát hoà bình thế giới dựa trên trật tự và công bằng, người Nhật Bản sẽ mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền tối cao của quốc gia và từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để đạt được mục đích trên thì việc duy trì các lực lượng lục quân, hải quân, không quân cũng như các tiềm năng chiến tranh khác sẽ không được phép. Quyền tham chiến của quốc gia không được thừa nhận”.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 8

MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI ĐÔNG Á

Đăng ngày: 25-05-2012, 14:56

Ngoại trừ Nhật Bản, hầu hết các quốc gia Đông Á, đều có mạng lưới sản xuất điện tử khá ấn tượng, vượt trội công nghiệp sản xuất ô tô. Mặc dầu vậy, tốc độ phát triển của công nghiệp ô tô Đông Á là khá nhanh, các cơ sở sản xuất được thành lập trên diện rộng, phục vụ cho xuất khẩu. Đầu tư nước ngoài tại Đông Á hiện nay nhằm vào mục tiêu sản xuất các linh kiện, chi tiết để lắp ráp các ô tô xuất khẩu thông qua mạng lưới sản xuất toàn cầu và phục vụ cho thị trường nội địa. Tất nhiên, các cơ sở sản xuất đang phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, bởi các chính sách bảo hộ thị trường và bảo hộ cho công nghiệp ô tô đang tăng trưởng nhanh tại Đông Á. áp lực về chi phí sản xuất cao, cơ hội để thu lợi nhuận ở từng công đoạn sản xuất đang có xu hướng giảm, đã làm cho các công ty mở rộng sản xuất ra nước ngoài để tận dụng các yếu tố đầu vào rẻ tại các địa phương.