Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

CUỘC CẠNH TRANH DẦU MỎ GIỮA TRUNG QUỐC VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC HIỆN NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:41

Trước năm 1993, Trung Quốc luôn tự túc được nhu cầu dầu mỏ trong nước. Từ năm 1993 trở đi, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ bên ngoài. Từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản  trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới và cũng trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trước sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế trong những năm qua, Trung Quốc đang ngày càng “khát dầu”.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

VÀI NÉT VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:36

Chỉ trong vòng vài chục năm kể từ những năm 1950 trở lại đây, Đài Loan đã chuyển mình từ một khu vực kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nền công nghiệp phát triển, một trung tâm thương mại và công nghệ cao tại khu vực Châu Á. Điểm đặc biệt là so với một số “con rồng” Châu Á khác, Đài Loan đã đi lên từ nguồn gốc tiểu nông lạc hậu, Đài Loan cũng không có được một nền tảng công nghiệp nặng vững vàng từ trước thế chiến như Nhật Bản hay Hàn Quốc…


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH ASEAN+3

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:33

Vào cuối thập niên 1990, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa khu vực ở Đông Á, khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 đã ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Có thể nói, đây là khuôn khổ thuần Đông Á duy nhất từ trước đến nay với thành viên gồm mười nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Kể từ khi hình thành và đặc biệt là sau khi được thể chế hóa với việc ra Tuyên bố chung đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba năm 1999, ASEAN+3 ngày càng trở thành một khuôn khổ hợp tác toàn diện và thiết yếu đối với các quốc gia Đông Á trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh đến văn hoá-xã hội.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

NGƯỜI HÀN Ở HẢI NGOẠI: ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ DI CƯ

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:32

Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, hiện có 5,2 triệu người Hàn sinh sống ở 140 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài phạm vi Bán đảo Hàn. Đây là cộng đồng người sinh sống ở hải ngoại có số lượng đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Do Thái, Ấn Độ và Italia .

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

QUAN HỆ NHẬT – TRUNG HIỆN NAY: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:15

Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có quan hệ lịch sử lâu đời trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau. Mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này có tầm quan trọng to lớn tới môi trường chiến lược khu vực, tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia liên quan, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, nơi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang ra sức tăng cường ảnh hưởng.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

XU HƯỚNG TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:08

Ngân sách quốc phòng là lĩnh vực đặc biệt phản ánh mối quan hệ kinh tế - quân sự dưới dạng tiền tệ. Mỗi giai đoạn khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau về nhận thức và nội dung kết cấu chi phí của ngân sách quốc phòng. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chủ yếu đề cập đến tổng quan ngân sách quốc phòng thế giới sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

NGHIÊN CỨU HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ VIỆC XÂY DỰNG NGÀNH NHẬT BẢN HỌC

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:01

Những năm gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các báo như Lao Động, Thanh Niên, Tiền Phong, Phụ Nữ... thường thấy xuất hiện những bài viết về tình trạng xung đột giữa các chủ doanh nghiệp người nước ngoài, trong đó có những doanh nghiệp Hàn Quốc, với công nhân và những người lao động Việt Nam. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột đó chúng ta thấy, lý do kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân cơ bản là “thái độ nóng nảy” của giới chủ doanh nghiệp trước tình trạng thiếu ý thức kỷ luật trong quá trình sản xuất và cả sự cẩu thả, yếu kém về kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của không ít người lao động Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

VAI TRÒ CỦA ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA PHÁT XÍT NHẬT TRONG THẾ CHIẾN THỨ HAI(1939-1945)

Đăng ngày: 10-05-2012, 09:55

Với cuộc cải cách Minh Trị Duy tân  1868, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay phụ thuộc, tiến mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản Nhật ra đời và lớn mạnh vào thời kỳ nhiều nước tư bản đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản Nhật tất yếu dẫn tới sự đòi hỏi ngày càng gay gắt hơn về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ (bởi Nhật Bản là một nước nghèo về nguyên liệu và nhỏ hẹp về diện tích). Trong thời kỳ này, trừ Trung Quốc đang bị các cường quốc xâu xé, hầu hết các nước Châu Á, ở những mức độ khác nhau, đều rơi vào “nanh vuốt” của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

TRUNG QUỐC KHÔNG NÊN Ỷ LẠI VÀO GIÁ THÀNH THẤP

Đăng ngày: 10-05-2012, 09:52

Quản lý là một quá trình liên tục của hiệu ứng ngược, từ trong sai lầm của mình và của người khác rút được bài học, không ngừng thử nghịêm, không ngừng tích luỹ năng lực. Xu thế đầu tư của Trung Quốc là như thế này: nếu bạn kiếm được tiền, chính quyền sẽ cấp đất để bạn phát triển lớn mạnh. Năm năm sau, bạn sẽ trở thành một thương nhân phát triển, khi đất đai lên giá sẽ bán đất với giá cao thu lợi. Cơ hội ở Trung Quốc quá nhiều, đến nỗi những giám đốc của Trung Quốc rất khó chuyên tâm vào một lĩnh vực nào đó và thường thu được thành tựu ở những lĩnh vực mới mẻ.