Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

MÔ HÌNH ĐÀN NHẠN BAY – HỌC THUYẾT CHIẾN LƯỢC TRỌNG YẾU CỦA NHẬT BẢN TRONG HỢP TÁC KINH TẾ VÙNG ĐÔNG Á

Đăng ngày: 2-07-2012, 16:09

Mô hình "đàn nhạn bay" do nhà kinh tế học Nhật Bản Akamatsu Kaname khởi xướng đầu tiên từ những năm 1930. Mô hình này ban đầu mô tả quá trình công nghiệp hoá của một nước phát triển, nhưng sau đó nó được mở rộng phạm vi áp dụng cho công nghiệp hoá, phát triển mạng lưới sản xuất và hợp tác trong khu vực. Trong mô hình đó, Nhật Bản được xem như là con nhạn đầu đàn, tiếp theo là các nền kinh tế mới công nghiệp hoá NIEs, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Các nước này được ví như một đàn nhạn và bay theo một trình tự nhất định theo hình chữ V. Trong những thập kỷ sau này (từ những năm 1970 trở đi), mô hình này đã được Kojima Kiyoshi bổ sung, hoàn thiện dựa trên sự kết hợp lý thuyết của Akamtsu với các luận thuyết kinh tế học tân cổ điển. Điều này được xem là sự "Tây phương hoá" mô hình này. Sự bổ sung và chỉnh sửa này đã làm tăng vị trí và ảnh hưởng của nó trong các đường lối, chính sách của Nhật Bản và tăng sự thích ứng của nó đối với giai đoạn Nhật Bản từ nền kinh tế đang phát triển sang nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH VÀ GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ KOREA CHUYÊN NGÀNH KOREA HỌC Ở VIỆT NAM

Đăng ngày: 2-07-2012, 16:07

Đã 15 năm trôi qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992), mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc không ngừng được củng cố, phát triển trên mọi lĩnh vực và ngày càng thu được nhiều thành tựu to lớn. Hoà chung với dòng chảy lịch sử đó, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa hai nước, theo đó cũng không ngừng phát triển. Nhiều cán bộ, học viên, sinh viên, học sinh của Việt Nam đã sang học tập và nghiên cứu tại nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc. Tương tự, phía Hàn Quốc cũng cử nhiều chuyên gia, học viên, học sinh sang công tác và học tập tại Việt Nam. Trong đó, tổ chức Koika của Hàn Quốc hàng năm đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cử các giáo viên tình nguyện sang giảng dạy tiếng Hàn cho nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

HỢP TÁC ĐÔNG Á TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

Đăng ngày: 2-07-2012, 16:04

Kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh kết thúc, ở Đông Á cũng như các khu vực khác trên thế giới, mối đe dọa an ninh quân sự truyền thống đối với mỗi quốc gia tạm thời được đẩy lùi, thay vào đó là xu thế phát triển kinh tế ngày càng nổi trội. Khuynh hướng đối thoại thay cho đối đầu khiến người ta tưởng chừng như không còn nguy cơ nào đáng kể đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, một loạt các sự kiện diễn ra trong khu vực từ cuối thập niên 1990 trở lại đây như: cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, các cuộc tấn công khủng bố ở một số nước Đông Nam Á diễn ra sau sự kiện 11/9 và sự lan tràn của dịch SARS khiến các quốc gia Đông Á phải nhìn nhận lại về tính nghiêm trọng của nguy cơ mới xuất hiện, đó là những vấn đề “an ninh phi truyền thống”.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ HÀN QUỐC (SO SÁNH VỚI VỆT NAM)

Đăng ngày: 2-07-2012, 16:01

Tháng 9/2007, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo khoa học tìm hiểu về đất nước và con  người Hàn Quốc lần thứ V dành cho giáo viên trung học phổ thông tại Thành phố Cần Thơ. Ông Lee Churl-hee, Đại diện Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh đó đến dự và có bài tham luận về lịch sử văn hoỏ Hàn Quốc trong sự so sánh với văn hóa Việt Nam.  Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

ĐỊA VỰC CƯ TRÚ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT Ở SHIZUOKA

Đăng ngày: 2-07-2012, 15:59

Từ xa xưa, điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên của Shizuoka đã hình thành nên ba vùng miền cơ bản là miền núi, đồng bằng và ven biển. Cũng từ chính nơi đây đã trở thành địa nội cư trú của con người mà chủ nhân đích thực được hưởng "ân huệ" của tạo hoá là dân tộc Nhật Bản. Vẫn biết rằng, không thể phủ nhận vai trò, ảnh hưởng của những nhân tố lịch sử, văn hoá, xã hội song rõ ràng điều kiện địa lý tự nhiên là cơ sở, nền tảng đầu tiên của sự hình thành nên địa vực cư trú truyền thống nơi đây. Nói cách khác, sự tương thích của con người với không gian môi trường tự nhiên dẫn đến cách tổ chức không gian cư trú được biểu hiện qua các đơn vị cư trú hình thành, tồn tại, phát triển, biến đổi trong lịch sử như làng, thị trấn, huyện, tỉnh, thành phố.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC: KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Đăng ngày: 2-07-2012, 15:58

Trong quá trình cải cách, mở cửa nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Trung Quốc được coi là một khâu trọng tâm của cải cách thể chế nền kinh tế. Cải cách DNNN đã trải qua quá trình khó khăn, phức tạp qua nhiều thăm dò và thử nghiệm từ những bài học và kinh nghiệm thu lượm được. Không có một mô hình sẵn có nào áp đặt cho những quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam. Đây là những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chúng ta phải tìm con đường cải cách riêng, dựa trên điều kiện thực tiễn của chính mình.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

PHÁC THẢO QUAN HỆ KINH TẾ NHẬT BẢN – TÂY ÂU THỜI KỲ TRƯỚC 1970

Đăng ngày: 2-07-2012, 15:56

Có thể nói quan hệ buôn bán giữa EU với Nhật Bản thời kỳ đầu sau chiến tranh mang tính thù hận và coi thường nhiều hơn là hợp tác. Quan niệm của người Châu Âu về Nhật Bản trước chiến tranh vẫn còn in đậm dấu ấn. Hình ảnh của Nhật Bản trong con người Châu Âu là một đất nước lạc hậu, thu nhập của người lao động thấp kém, kỹ thuật sao chép, người công nhân kém năng động và hiệu quả sản xuất không cao. Chính phủ thường phải trợ cấp cho các ngành công nghiệp xuất khẩu, nói cách khác, người Châu Âu rất coi thường trình độ phát triển của Nhật Bản. Rất có thể những nhận xét này của người Châu Âu về Nhật Bản là sai lầm, điều này đã được chứng minh chỉ một thập niên sau đó

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

PHONG TRÀO ĐÔNG HỌC VÀ THIÊN ĐẠO GIÁO Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày: 2-07-2012, 15:55

Thiên đạo giáo (Chondo-gyo) là hiện tượng rất đáng chú ý trong lịch sử tư tưởng và tôn giáo ở Hàn Quốc thời kỳ cận-hiện đại. Điều đặc biệt là Thiên đạo giáo có nguồn gốc trực tiếp từ phong trào Đông học (Tonghak) - một phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân trên Bán đảo Triều Tiên từ 1812 đến cuối thế kỷ XIX. Vậy phong trào Đông học diễn ra như thế nào, Thiên đạo giáo là gì và quan hệ giữa chúng ra sao? Đó là vấn đề mà bài viết này góp phần tìm hiểu.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 10

DẠNG PHỦ ĐỊNH TRONG TIẾNG NHẬT CÓ GÌ LẠ?

Đăng ngày: 15-06-2012, 11:12

Thông thưòng cách nói phủ định của một ngôn ngữ nào đó đều có nghĩa phủ định. Thí dụ "Dịp hè năm nay tôi không đi đâu cả. "(Kotoshino natsuyasumi, dokoemo ikimasen.). Câu tiếng Việt cũng như câu tiếng Nhật đều có nghĩa phủ định "không đi". Nhưng nếu nói "Sao anh lại không đi đâu cả ? "(Dooshite dokoemo ikimasen ka ?) thì câu tiếng Việt và câu tiếng Nhật đều là câu hỏi phủ định, nhưng ý nghĩa lại là "khuyên nhủ", có nghĩa là "Anh nên đi đâu nghỉ ngơi cho thoải mái chứ." Nếu dạng phủ định trong tiếng Nhật và tiếng Việt giống nhau như thế này thì chẳng có điều gì đáng nói.

Qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nhật, tôi nhận thấy người Nhật rất hay dùng cách nói phủ định. Nhiều trường hợp cách dùng phủ định của người Nhật không tương đương với cách dùng phủ định của người Việt. Chính vì vậy tôi xin nêu những dạng phủ định trong tiếng Nhật có đối chiếu so sánh với tiếng Việt tìm ra những điểm khác nhau để người học có thể hiểu đúng cách nói phủ định của người Nhật và tránh được những sự hiểu lầm không cần thiết.