Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-02-2012, 12:14

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng kiệt quệ và khủng hoảng trầm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát phi mã, thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên với đường lối: "Kinh tế là trên hết", tất cả "hướng về sản xuất", nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn tái thiết (hàn gắn vết thương chiến tranh) để bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao




Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

MANGA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI THIẾU NHI NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM

Đăng ngày: 20-02-2012, 12:09

Manga được biết đến như một trong những giá trị văn hóa đặc trưng của Nhật Bản hiện đại. Trong dòng chảy của giao lưu văn hoá hiện nay, Manga Nhật Bản đã đến được rất nhiều nước trên thế giới và đã góp phần tạo nên “hiện tượng Nhật Bản”. Tại Việt Nam cũng đã bùng phát “hiện tượng Manga Nhật Bản” và Manga Nhật Bản thực tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá tinh thần của thiếu nhi Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

VÀI NÉT VỀ DÒNG SỨ TRẮNG THỜI ĐẠI CHOSON TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 20-02-2012, 12:06

Trong lịch sử phát triển gốm sứ trên Bán đảo Triều Tiên, hễ nói đến gốm men ngọc, hầu hết mọi người nghĩ đến triều đại  Koryo (968 - 1392), còn nếu nói đến sứ trắng thì họ nghĩ ngay đến triều đại Choson (1392 - 1910), hoặc họ tin rằng màu của Phật giáo là màu xanh ngọc, còn màu của Khổng giáo là màu trắng.



 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

QUAN HỆ VIỆN TRỢ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIỮA MỸ VÀ HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1948-1979

Đăng ngày: 20-02-2012, 12:02

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đặc biệt là sau nội chiến Bắc – Nam Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc không có gì ngoài một đống đổ nát. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn họ đã làm nên được điều thần kỳ, biến Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp khiến nhiều nước đang phát triển phải “ước ao”. Ngày nay, chúng ta biết đến Hàn Quốc với tư cách là một quốc gia công nghiệp phát triển trong hàng ngũ của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có nền kinh tế xếp thứ 11 trên thế giới. Hàn Quốc đã làm gì để lập nên kỳ tích ngoạn mục này? Đó cũng chính là câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 20-02-2012, 11:55

Trung Quốc sau hơn 4 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang “bành trướng” thị trưòng dệt may toàn cầu, không những “đe dọa” ngành công nghiệp dệt may của các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu hàng dệt may khác như Việt Nam và làm “vỡ mộng” các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới vì muốn thâm nhập thị trường khổng lồ này.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

TÌM HIỂU MẠNG SẢN Ở XUẤT ĐÔNG BẮC Á

Đăng ngày: 20-02-2012, 11:52

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bắt đầu tăng nhanh ở nhiều khu vực trên thế giới vào giữa thập niên 1980. Những nhà đầu tư lớn và nơi nhận đầu tư là các nước phát triển mặc dù FDI vào các nước đang phát triển gia tăng muộn hơn.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

TIẾN TỚI CỘNG ĐỒNG ĐÔNG Á: HỢP TÁC CHÍNH TRỊ AN NINH - THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 20-02-2012, 11:47

Khu vực Đông Á đang nổi lên là Trung tâm kinh tế và an ninh của thế giới. Đây là khu vực năng động nhất thế giới khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ấn Độ và nhiều nước khác đang cạnh tranh về kinh tế và chiến lược. Thành công của khu vực này sẽ có tác động quyết định đến sự thịnh vượng và an ninh toàn cầu.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHỦ YẾU Ở ĐÔNG BẮC Á

Đăng ngày: 20-02-2012, 11:42

Từ việc phân tích thực trạng kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á trong những năm gần đây chúng ta có thể nhận diện bức tranh kinh tế của khu vực này trong thập niên tới với 5 xu hướng lớn. Và như đã biết, nhiều nền kinh tế Đông Bắc Á đã, đang và sẽ là đối tác hàng đầu của Việt Nam, bởi vậy các xu hướng phát triển này sẽ tác động tới Việt Nam. Chúng ta cần phải làm gì trong bối cảnh đó cũng là một nội dung của bài viết này.