Ngày 31 tháng 5 năm 2023, Công đoàn Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028. Tham dự Đại hội có Đ/c Trần Thị Tuyết, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Đ/c Phùng Bích Hảo, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Đ/c Trần Hoàng Long, Bí thư chi bộ, Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cùng các đoàn viên Công đoàn Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Sáng ngày 24/05/2023, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác (MOU) với Viện Chấn hưng văn hóa Nho giáo Hàn Quốc (IKCC). Tham dự lễ ký kết, về phía IKCC có TS.Chung Chae-gun, Viện trưởng IKCC; ông Kim Gil-ho, Trưởng phòng Hành chính; bà Cho Ji-sun, Nghiên cứu viên; ông Son Hyong-yong, Trợ lý Viện trưởng. Về phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành Viện, các cán bộ chủ chốt của Viện và toàn thể cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Triều Tiên.
Ngày 19 tháng 5 năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ra Nghị quyết số 26 – NQ/TW Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Nghị quyết này của Đảng đã đề ra những mục tiêu về khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đến năm 2030 đối với từng nhóm cán bộ. Nghị quyết này ra đời đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cấp thiết của thời đại toàn cầu hóa, quốc tế hóa bắt buộc cán bộ cần phải nỗ lực tu dưỡng, trau dồi để có đủ khả năng làm việc phù hợp.
Cùng với quá trình cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc luôn coi trọng và đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Trung Quốc đã có sự điều chỉnh về mục tiêu và áp dụng các chính sách khác nhau đối với công tác này ở từng giai đoạn cụ thể, từ cải cách thể chế kinh tế nông thôn trong giai đoạn đầu đến tăng cường xóa đói, giảm nghèo theo kế hoạch và đẩy mạnh thực hiện các chính sách thoát nghèo để hướng tới mục tiêu “xây dựng toàn diện xã hội khá giả”.
Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (1953 – 2023) và 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993 – 2023), được sự đồng ý của Chi ủy, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sáng ngày 18 tháng 4 vừa qua, Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã phối hợp cùng 5 chi đoàn trong Khối nghiên cứu quốc tế tổ chức Hội thảo Liên chi đoàn với chủ đề “An ninh năng lượng và lương thực toàn cầu: Những vấn đề đặt ra”. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Viện đồng tổ chức, đại diện Đoàn Viện Hàn lâm và toàn thể các đoàn viên của 6 chi đoàn.
Ngày 22/10/2018 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nhấn mạnh: “ Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt
Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nó không chỉ là đối tượng để cảm thụ đơn thuần mà còn là tư liệu thể hiện nền văn hóa của địa phương, một đất nước, một châu lục… Do đó, khi nghiên cứu Hàn Quốc, tranh vẽ Hàn Quốc được xem là tư liệu nghiên cứu cụ thể và đảm bảo độ tin cậy cao
Bài viết chọn lọc và phân tích một số bức tranh của Shin Yun Bok - một người vẽ tranh phong tục đại tài - để khái quát hình ảnh người phụ nữ thời hậu kỳ Joseon ở các tầng lớp khác nhau, giúp độc giả hiểu thêm đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ dưới sự chi phối của tư tưởng Nho giáo.
Với mục tiêu tìm kiếm chỗ đứng vững chắc ở Viễn Đông để tiếp cận thị trường rộng lớn Trung Quốc, tiến tới thiết lập hệ thống thương mại nối châu Á - châu Mỹ - châu Âu, Tây Ban Nha đã tiến hành chinh phục Philippines từ năm 1564. Vào thời điểm này (năm 1567), triều Minh cũng bắt đầu thực hiện các bước nhằm nới lỏng chính sách “Hải cấm”, cho phép thuyền mành (junk) từ các hải cảng miền Nam Trung Quốc đi lại buôn bán trên con đường tơ lụa một cách hợp pháp.
Trước thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thực hiện qua cơ chế triều cống – sắc phong. Qua đó, nhà Nguyễn sẽ cử sứ giả sang nhà Thanh để thực hiện những nhiệm vụ ngoại giao khác nhau. Một trong những hoạt động quan trọng của đoàn sứ là mang phương vật của Việt Nam tiến cống cho Trung Quốc để duy trì và củng cố mối quan hệ giữa hai nước.