Trang chủ

BÀN VỀ VĂN MINH

Đăng ngày: 6-07-2018, 10:51 | Danh mục: Giới thiệu sách

Tác giả: Fukuzawa Yukichi

Dịch giả: Lê Huy Vũ Nam, Nguyễn Anh Phong

Nhà xuất bản Nhã Nam - NXB Thế giới, 2018, 443 trang

Kí hiệu: Vv2887

Bàn về văn minh do tác giả Fukuzawa biên soạn, được hoàn thành vào năm 1875, từ đó đến nay đã hơn một thế kỷ trôi qua, khoa học xã hội của thế giới nói chung và của Nhật Bản nói riêng đã có những bước tiến dài rộng. Trong tác phẩm này, bạn đọc sẽ gặp một số quan niệm, khái niệm, luận đề và cách lý giải khác với thời hiện đại. Cuốn sách gồm 10 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Xác lập cơ sở lý luận

Chương 2: Tại sao chúng ta phải theo văn minh phương Tây

Chương 3: Bản chất của văn minh

Chương 4: Tri thức và đạo đức của nhân dân một nước

Chương 5: Tri thức và đạo đức của nhân dân một nước (tiếp)

Chương 6: Phân biệt giữa tri thức và đạo đức

Chương 7: Thời đại và nơi chốn thích hợp để thực hành trí tuệ và đạo đức

Chương 8: Nguồn gốc văn minh phương Tây

Chương 9: Lịch sử văn minh Nhật Bản

Chương 10: Bàn về sự độc lập của quốc gia

Theo tác giả, văn minh luận là lý luận về sự phát triển của tinh thần con người. Tuy nhiên, văn minh luận không đề cập đến sự phát triển tinh thần của cá nhân, mà là bàn về sự phát triển tinh thần của toàn thể nhân dân trong một nước. Thế nhưng trong ứng xử xã hội, có rất nhiều người mắc phải sai lầm về tầm nhìn khi mối quan tâm của họ vướng vào những được mất, thiệt hơn mang tính cục bộ. Khi khảo cứu về văn minh, hầu như không thể phân biệt được nguồn gốc của những thứ đã trở thành tập quán lâu đời, đâu là đến từ tự nhiên, đâu là do con người tạo ra. Theo ông, văn minh phương Tây có nguồn gốc rất xưa, trưởng thành trong suốt hơn nghìn năm từ khi đế quốc La Mã diệt vong. Nước Nhật cũng vậy, từ khi lập quốc đến nay đã có lịch sử rất lâu đời và nền văn minh đặc thù của nước này cũng đã tiến bộ đến một mức độ nhất định, song vẫn có sự khác biệt rất lớn về hướng đi khi so sánh với văn minh phương Tây.

Do ra đời từ rất sớm, cuốn sách có giá trị làm nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho bạn đọc để mở rộng vốn kiến thức cũng như để so sánh với các lý thuyết văn hóa học hay nhân văn học, xã hội học… của thế giới hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc!

Thực hiện: Hà Hậu, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

0thảo luận