Trang chủ

ĐỊNH DẠNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ở ĐÔNG BẮC Á SAU KHỦNG HOẢNG 2007-2009

Đăng ngày: 1-10-2014, 03:48 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

Có một thực tế là từ câu chuyện giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Bắc á trong vòng gần 1 thập kỷ qua đã để lại nhiều điều gây tranh luận cho giới nghiên cứu kinh tế về việc có cần hay không cần phải định dạng lại mô hình phát triển của nó trong thời gian tới. Chính vì thế, khi khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu đã qua đi, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục thì người ta bắt đầu trở lại câu hỏi rằng trong thập kỷ tới khu vực Đông bắc á sẽ làm gì để định dạng lại mô hình phát triển của mình?  Đông Bắc á hoặc lựa chọn theo hướng nội nhu? hoặc vẫn phát huy khai thác mô hình định hương xuất khẩu theo kiểu truyền thống của Đông á trước đây trong thập kỷ 60,70,80.. của thế kỷ XX, lấy nhu cầu thị trường thế giới là trọng tâm của động lực tăng trưởng; hay cần có sự đan xen mô hình mới nào đó? Để trả lời câu hỏi này, tác giả bài viết cố gắng phân tích và làm rõ hơn từ góc độ cơ sở lý luận tới thực tiễn của việc định dạng lại mô hình phát triển ở Đông Bắc á trong thời gian tới đây.

1. Lý thuyết và thực tiễn mô hình phát triển ở Đông Bắc Á

Trước hết cần hiểu rằng bàn luận câu chuyện kinh tế ở khu vực Đông Bắc á chỉ là sự mô tả một bức tranh được tích hợp từ 3 thực thể kinh tế chủ yếu trong vùng. Đó là nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Trên thực tế nó chưa bao giờ được hiểu theo nghĩa hợp nhất với tư cách là một nền kinh tế khu vực trong đó có sự thống nhất về mặt thể chế như kiểu nền kinh tế Liên minh Châu âu (EU). Dẫu vậy, hiện nay kinh tế Đông Bắc á đã hoàn toàn vượt qua khủng hoảng và nó vẫn giữ được vị thế trở thành một trong 3 trụ cột chính của kinh tế toàn cầu. Theo số liệu thống kê của IMF cho thấy nó có giá trị tổng quy mô GDP danh nghĩa ước đạt xấp xỉ 11.000 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 16% tổng GDP toàn cầu (tính theo thời giá hiện hành năm 2009, so với Hoa kỳ ước đạt 15.000 tỷ USD và EU ước đạt trên 17.000 tỷ USD). Tuy nhiên, cùng với các nền kinh tế khác trên thế giới, chính các nền kinh tế Đông Bắc á nêu trên cũng đã sử dụng các gói kích cầu nhằm giải cứu nền kinh tế trong khủng hoảng. Hệ quả này đã tạo làn sóng bảo hộ lan rộng trên toàn cầu. Điều này đã đi ngược với xu hướng tự do hóa kinh tế và mở rộng thương mại trên toàn cầu. Đồng nghĩa với nó, trên lý thuyết, sẽ là bản khai tử cho mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu đang được vận dụng phổ biến ở đây.

1.1. Khái luận cơ bản

Nói một cách vắn tắt và giản lược nhất rằng cho đến nay, để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học đã sử dụng các mô hình lý thuyết chủ yếu sau đây:

Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.

Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.

Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.

Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không).

Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ.

Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người.

Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L).

Bình luận thêm rằng trước Keynes, kinh tế học cổ điểntân cổ điển không phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng

0thảo luận