Trang chủ

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ĐA DẠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:52 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

Thảo luận về đa dạng hoá nguồn nhân lực lần đầu tiên được bắt đầu tại Mỹ và trong nhiều thập niên vấn đề quản lý nguồn nhân lực đa dạng đã trở thành một chủ đề chính trong các doanh nghiệp Mỹ. Ngày nay, không chỉ tại nước Mỹ mà ở hầu khắp các nước trên thế giới, cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển kinh tế xuyên quốc gia, sự tăng nhanh số nhân viên ngoại quốc, sự tham gia sôi nổi của nữ giới vào hoạt động kinh tế. v.v… đã trở thành hiện tượng phổ biến. Điều này đã làm biến đổi thành phần của nguồn nhân lực dẫn tới hình thành nên nguồn nhân lực đa dạng và phương thức quản lý đa dạng tại các quốc gia. Lực lượng lao động và vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có những biến đổi tương tự.

Các công ty đa quốc gia hàng đầu tại Mỹ như Google, IBM, Xerox, Motorola, Johnson&Johnson, Coca-Cola… đều có một nguồn nhân lực đa dạng. Nguồn nhân lực đa dạng mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty vì cung cấp nhiều ý tưởng, sáng kiến; đa dạng hoá mạng lưới hoạt động và tăng hiệu quả sử dụng nhân tài. Nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động của công ty bởi chứa đựng những bất đồng, trở ngại trao đổi ý kiến và tranh cãi về sự bất bình đẳng. Tác động hai mặt của nguồn nhân lực đa dạng gây áp lực lên xã hội: bảo đảm công bằng, hoà hợp dân tộc, bảo vệ những nhóm dễ tổn thương và trách nhiệm xã hội.  Để thích ứng và phát triển, các công ty cần tăng cường thu nhập thông tin, đẩy mạnh khai thác thị trường mới, nâng cao hình ảnh và tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá. Phương thức quản lý đa dạng đã xuất hiện nhằm thực hiện các mục tiêu trên.

Quản lý nguồn nhân lực đa dạng (sau đây được gọi tắt là quản lí đa dạng) được hiểu như một cách tiếp cận tổ chức chiến lược để phát triển lực lượng lao động đa dạng, thay đổi văn hoá tổ chức và trao quyền cho người lao động([1]). Mục đích của quản lý đa dạng là khai thác tiềm năng tích cực của sự đa dạng và chuyển hoá những tiềm năng đó thành kết quả thực sự. Tổ chức sẽ đánh giá lại cấu trúc và giải quyết dựa trên quan điểm cơ hội công bằng đối với mọi nhân viên. Nhiều công ty,  tổ chức đã phát triển các chương trình quản lý đa dạng và đạt được một số thành công. Được bắt nguồn từ Mỹ trong những năm 1980, quản lý đa dạng hiện nay đã đạt tới một mức độ nhất định và được thiết lập trong nhiều tổ chức khác nhau.

Nhận thức được xu thế đó, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã cố gắng tái sinh những hoạt động quản lý bằng cách áp dụng quản lý đa dạng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tiến hành: quản lý nhân sự thân thiện đa dạng, quản lý thân thiện gia đình và chính sách văn hóa đa dạng. Quản lý nhân sự thân thiện đa dạng gồm các chế độ tuyển dụng, phát triển, đánh giá, đãi ngộ, thăng tiến, tham gia. Bài viết này xin giới thiệu một cách khái quát quản lý nhân sự thân thiện đa dạng trong doanh nghiệp Hàn Quốc.

1. Quan điểm về quản lý đa dạng của doanh nghiệp Hàn Quốc

Quan điểm của đường lối quản lý đa dạng hình thành nên chiến lược quản lý đa dạng, hiệu suất của tổ chức, những qui định về chế độ nhân sự ban đầu, và sẽ ảnh hưởng tới thái độ của những người sáng lập nên tổ chức. Bởi vậy, việc lựa chọn quan điểm quản lý đa dạng phù hợp của các nhà quản lý có vai trò rất quan trọng. Mặc dù trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lí đa dạng, các doanh nghiệp Hàn Quốc áp dụng một hệ thống quan điểm riêng, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Hệ thống này gồm 4 quan điểm, chia theo từng hạng mục chi tiết được phân bố theo điểm số ở bảng sau:

 

 

Phân bố điểm số theo quan điểm

quản lý đa dạng của doanh nghiệp Hàn Quốc([2])

Loại hình

quan điểm

Hạng mục chi tiết

Bình quân

Độ lệch chuẩn

Quan điểm đề cao học tập (3,44)

Coi trọng sự khác biệt

3,68

0,82

Khuyến khích tính sáng tạo và đào tạo

3,29

0,92

Ý thức giá trị của những nhân viên chủ chốt

3,61

0,84

Đáp ứng mong muốn cần thiết

3,31

0,88

Hiệu quả đa dạng của nhiệm vụ trung tâm

3,30

0,84

Hiệu quả của việc bố trí mở rộng nhiệm vụ

3,52

0,77

Quan điểm hiệu quả (3,47)

Hiệu quả để thân thiện với khách hàng

3,44

0,80

Hiệu quả để đảm bảo tính công bằng xã hội

3,67

0,83

Hệ thống phân bố lao động theo loại hình nhân lực

3,15

0,95

Nỗ lực thấu hiểu và tiếp nhận sự khác biệt

3,65

0,94

Quan điểm cải tiến tuyển dụng (3,02)

Tăng tỷ lệ việc làm của các nhóm dễ bị tổn thương

2,89

0,88

Bảo vệ của cấp trên đối với tập thể đa dạng

3,26

0,91

Mức độ quan tâm tới mục tiêu cải thiện tính hổ thẹn

2,95

0,96

Quan điểm đồng nhất hoá (3,27)

Phương thức quản lý đồng nhất hoá sự khác biệt

3,06

0,97

Bảo đảm công bằng thông qua việc xoá bỏ phân biệt đối xử

3,69

0,90

Định hướng đồng hoá với nền văn hoá chủ đạo

3,07

0,96

Chú ý: Điểm cao nhất là 5, số trong ngoặc đơn là điểm bình quân.

 

Những đánh giá về quan điểm quản lý đa dạng của doanh nghiệp Hàn Quốc trên là kết quả của một cuộc điều tra với 1.262 người phụ trách nhân sự tại 177 doanh nghiệp Hàn Quốc, trong 9 tuần từ tháng 9 năm 2004. Doanh nghiệp được điều tra có ngành nghề đa dạng: ngành chế tạo (72), ngành xây dựng (9), ngành bán lẻ đồ dùng, thực phẩm (22), ngành bảo hiểm tín dụng thông tin vận tải điện (41) và ngành dịch vụ cá nhân và công cộng (33).

Nhìn vào kết quả phân tích ở trên, ta có thể thấy đường lối quản lý của doanh nghiệp Hàn Quốc. So với quan điểm đề cao học tập, quan điểm hiệu quả của nhân lực đa dạng có điểm số cao hơn và quan điểm cải tiến tuyển dụng có điểm số thấp nhất. Nếu nhìn vào các hạng mục quản lý đa dạng ý thức coi trọng sự khác biệt là ý thức của các nhân viên chủ chốt dành cho quản lý của doanh nghiệp, và ý thức cần thiết bảo đảm công bằng xã hội của doanh nghiệp .v.v… tương đối cao đạt hơn 3,6 điểm. Tuy nhiên, ý thức tuyển dụng nhóm dễ bị tổn thương và ý thức nâng cao tỉ lệ của nhóm này có điểm số thấp nhất. Các kết quả này phản ánh nhận thức về tính cần thiết của nhân lực không đồng nhất, đa dạng với doanh nghiệp, tính cần thiết của việc học tập và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nâng cao và tuyển dụng thêm nhân lực đa dạng đến nay còn nhiều khó khăn. Do vậy, nhận thức về quản lý đa dạng cần được tăng cường tới mọi thành viên trong công ty, từ lãnh đạo cấp cao tới các nhân viên thấp nhất.

2. Thực trạng đa dạng hoá nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi thành phần dân số, sự mở rộng xuyên biên giới thị trường lao động, .v.v…nguồn nhân lực của từng quốc gia cũng được đa dạng hóa. Lực lượng lao động của Hàn Quốc cũng trở nên đa dạng hơn, thể hiện rõ ở sự gia tăng của số nhân viên nữ, số nhân viên ngoại quốc, số người khuyết tật và số người trên 55 tuổi trong tổng lực lượng lao động.

Nếu năm 1990, số lao động nữ là 7,4 triệu người, chiếm 40,8% lực lượng lao động thì đến năm 2000 là 8,8 triệu người, chiếm 41,4%([3]). Năm 2001 đánh dấu sự phát triển quá trình tham gia hoạt động kinh tế, xã hội của nữ giới khi Luật Bảo vệ Người mẹ được cải cách. Với các chính sách khuyến khích nghỉ trước và sau khi sinh, trợ cấp khi nghỉ nuôi con([4]), .v.v...tỉ lệ nhân lực nữ vẫn tiếp tục tăng, đạt gần 10 triệu người, chiếm 41,9% lực lượng lao động vào năm 2007. Tuy tỉ lệ này của Hàn Quốc tương đương với Nhật Bản, cao hơn Đài Loan nhưng còn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ gần 45% của Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Úc([5]). Tỉ lệ nữ giới trong tổng số nhà quản lý chỉ chiếm khoảng 5%, với cấp trưởng phòng chiếm 2,6%, cấp phó phòng chiếm 1,1%([6]). So với các nước phát triển khác như Mỹ, Úc, các nước Bắc Âu... vị trí quan trọng của nhân lực nữ Hàn Quốc còn thấp. Ví dụ, tỉ lệ nữ giới trong vị trí kỹ thuật chuyên môn tại Mỹ và Úc lần lượt là 34% và 55%.

Tỉ lệ người ngoại quốc trong lực lượng lao động tăng dần đều trong 10 năm, 81.412 người (0,4%) năm 1994 lên 437.954 người (1,17%) năm 2003. Nhưng từ năm 2004 đến 2007 đã tăng nhanh hơn, từ 1,78% năm 2004 lên 3,26% năm 2007,  từ 468.857 người lên 765.746 người([7]). Hai năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tốc độ tăng lao động ngoại quốc chỉ đạt 1%/năm, giảm nhiều so với 15%/năm trước đây. Nguyên nhân là chính phủ Hàn Quốc đã thắt chặt quy chế nhập khẩu lao động ngoại quốc, mức giới hạn cho phép nhập khẩu lao động ngoại quốc đã giảm từ 72.000 người năm 2008 xuống còn 24.000 người năm 2010. Tính đến tháng 4 năm nay, lao động nước ngoài tại Hàn Quốc là 551.858 người, chiếm 47% trong tổng số 1.170.000 người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia này. Trong đó, tỉ lệ lao động đến từ Việt Nam là 9,16%, từ Philippin là 5,32%, từ Thái Lan là 4,68%, và người Trung Quốc gốc Hàn là 55,1%([8]).

Tỉ lệ người khuyết tật trong lực lượng lao động tăng chậm từ năm 1991 đến 1998 với tỉ lệ 0,39% lên 0,54%. Từ năm 1999, khi các chính sách và quy định khuyến khích tuyển dụng người lao động được áp dụng rộng rãi hơn, tỉ lệ người khuyết tật trong lực lượng lao động cũng tăng nhanh, từ 0,71% với 13.997 người năm 1999 lên 1,66% với 67.261 người năm 2006([9]).

Nguồn nhân lực Hàn Quốc cũng được đa dạng hoá với tỉ lệ người trên 55 tuổi trong tổng số lao động tăng dần qua từng năm. Từ 1991 đến 2000, số lao động trên 55 tuổi tăng từ 2,4 triệu người (12,4%) lên 3,3 triệu người (14,8%), gấp 1,4 lần trong vòng 10 năm([10]). Năm 2007, tỉ lệ này đã đạt 17,8% với 4,3 triệu người, cao hơn nhiều so với Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Úc, chỉ thấp hơn so với Nhật Bản([11]).

Để hiểu được thực trạng đa dạng hoá nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Hàn Quốc, chúng ta sẽ xem xét các kết quả đã được phân tích. Chế độ nhân sự của doanh nghiệp Hàn Quốc gồm 6 chế độ chính, được chi tiết thành 24 chế độ cụ thể và được đánh giá theo bảng sau:


Đánh giá mức độ áp dụng chế độ nhân sự thân thiện đa dạng

của doanh nghiệp Hàn Quốc([12])

Kĩ năng

nhân lực

Chế độ cụ thể

Bình quân

Độ lệch tiêu chuẩn

Tuyển dụng (3,54)

Nỗ lực đa dạng để thu hút được nhân lực có nguồn gốc đa dạng

3,45

0,97

Để đảm bảo nhân lực cần thiết cần tích cực tuyển dụng nhân lực bên ngoài

3,68

1,13

Tuyển dụng nhân viên theo tiêu chuẩn lựa chọn chức vụ hoặc nghề nghiệp

3,93

0,92

Thành lập ủy ban phỏng vấn đa dạng

3,56

0,93

Thực thi đào tạo đầy đủ để loại trừ thiên vị của ủy ban phỏng vấn

3,15

0,99

Phát triển (3,52)

Xem xét công bằng cơ hội giáo dục, huấn luyện và không ưu tiên giai cấp nhất định

3,96

0,79

Cung cấp cơ hội học tập phù hợp cần thiết đối với nhân lực là dân tộc thiểu số

3,4

0,92

Phân bổ đầu tư giáo dục phù hợp đối với nhân lực đa dạng

3,57

0,91

Thực thi giáo dục đa kỹ năng hóa để có thể đáp ứng nhiều năng lực và kỹ thuật

3,18

0,99

Đánh giá (3,36)

Thực thi đầy đủ huấn luyện đối với người báo cáo hiệu quả công việc để có thể tiến hành đánh giá công bằng

3,29

0,89

Nỗ lực đặc biệt để loại bỏ sự thiên vị của ban thẩm định

3,44

0,84

Tiến trình đánh giá công bằng

3,53

0,94

Tiêu chuẩn đánh giá được giải thích thống nhất cụ thể  với tất cả mọi người

3,33

0,89

Vận hành chế độ đánh giá đúng tuỳ theo đặc điểm của nghề nghiệp

3,21

1,05

Đãi ngộ (3,66)

Đãi ngộ theo năng lực và hiệu suất hơn là đãi ngộ theo thâm niên và chức vụ hoặc hoàn cảnh xuất thân

3,85

0,94

Tuỳ theo lợi nhuận của công ty hoặc thành tích của nhóm mà thông qua phân chia thành quả tập thể

3,92

1,14

Chế độ phúc lợi công cộng linh hoạt phù hợp với các trường hợp đa dạng của từng cá nhân

3,36

1,06

Thăng tiến (3,71)

Cơ hội thăng tiến đối với nhân lực đa dạng được xem xét một cách công bằng

3,84

0,87

Áp dụng công bằng các tiêu chuẩn xem xét thăng tiến

3,76

0,86

Khi thăng tiến thì trọng tâm là hiệu suất và năng lực chứ không phải các thuộc tính hoặc liên quan cá nhân

3,98

0,84

Thừa nhận tỉ lệ thăng chức nhà quản lý tương phản với tỉ lệ cấu thành nhân lực toàn thể

3,57

0,85

Tham gia (3,58)

Tham gia rộng rãi vào việc giải quyết các vấn đề và đưa ra các quyết định có liên quan tới môi trường làm việc và nhiệm vụ

3,42

0,79

Thúc đẩy trao đổi ý kiến thông qua việc tôn trọng nhân viên chính thức và không chính thức

3,64

0,81

Thực hiện các chế độ đa dạng để lắng nghe các ý kiến và bất mãn của nhân viên

3,67

0,90

Chú ý: Điểm cao nhất là 5, điểm trong ngoặc đơn là điểm bình quân.

 

Đánh giá ở trên là đánh giá của các nhà quản lý nhân sự chủ chốt đang vận hành chế độ nhân sự về kết quả của họ nên không thể tránh khỏi khả năng đánh giá cao hơn thực tế. Tuy nhiên, nếu xem kỹ các hạng mục có điểm số thấp có thể thấy nhiều thiếu sót cần phải sửa đổi, cải tiến trong qui định và chế độ nhân sự. Trong chế độ tuyển dụng, việc thu hút nhân lực đa dạng và việc loại bỏ thiên vị khi phỏng vấn còn yếu. Đánh giá về mức độ sẵn sàng áp dụng chế độ nhân sự công bằng khá cao, trên 3,9 điểm nhưng việc đánh giá quá trình quản lý còn thấp, chỉ đạt 3,36 điểm. Chế độ đãi ngộ và thăng tiến dựa trên kết quả cụ thể được đánh giá khá cao song chế độ phát triển và đánh giá là sự quan tâm tới các yếu tố mang tính quá trình còn hạn chế.

3. Quan điểm về quản lý nhân lực thân thiện đa dạng trong các doanh nghiệp Hàn Quốc

Mỗi doanh nghiệp lựa chọn một quan điểm đại diện cho quản lý đa dạng của từng doanh nghiệp. Số công ty theo quan điểm hiệu quả nhiều nhất, chiếm 32,8% và số công ty theo quan điểm cải tiến tuyển dụng thấp nhất, chiếm 11,9%.

 

 

Mức độ áp dụng chế độ nhân sự và quan điểm về quản lý đa dạng([13])

 

Quan điểm

Tần số

%

Tuyển dụng

Phát triển

Đánh giá

Đãi ngộ

Thăng tiến

Tham gia

Bình quân

Đề cao

học tập

43

24,3

3,55

3,47

3,42

3,84

3,96

3,62

3,64

Hiệu quả

58

32,8

3,63

3,69

3,46

3,74

3,72

3,66

3,65

Cải tiến tuyển dụng

21

11,9

3,69

3,57

3,28

3,44

3,37

3,48

3,47

Đồng nhất hoá

55

31,1

3,39

3,36

3,24

3,53

3,63

3,49

3,44

Tổng

177

100,0

3,54

3,52

3,36

3,66

3,71

3,58

3,56

 

Nếu nhìn vào mức độ áp dụng của chế độ nhân sự thân thiện đa dạng theo loại hình quan điểm thì các công ty theo quan điểm đề cao học tập và hiệu quả có mức độ áp dụng tương đối cao. Tuy nhiên, mức độ này tại các công ty theo quan điểm cải tiến tuyển dụng và đồng nhất hoá lại thấp hơn. Những công ty theo quan điểm đồng nhất hóa lại có mức độ áp dụng chế độ nhân sự thấp nhất, bình quân đạt 3,44 điểm.

Theo kết quả điều tra trên, quản lý đa dạng tại doanh nghiệp Hàn Quốc mới chỉ ở giai đoạn đầu. Số công ty đã áp dụng chương trình quản lý đa dạng là 35 công ty chiếm 19,8%, 70 công ty dự định áp dụng chương trình quản lý đa dạng trong tương lai chiếm 39,5%. Số công ty không có kế hoạch áp dụng chương trình quản lý đa dạng là 63 công ty chiếm 35,6% và số công ty không trả lời là 9 công ty chiếm 5,1%.(14)

 

 

Tính hiệu quả của chương trình quản lý đa dạng

Tính hiệu quả

Tần số

Tỉ lệ (%)

Rất không hiệu quả

0

0

Không hiệu quả

1

3,1

Bình thường

7

21,9

Hiệu quả

20

62,5

Rất hiệu quả

4

12,5

Tổng

32

100

 

 

Về mức độ áp dụng chế độ nhân sự riêng mang tính chất thân thiện đa dạng, toàn thế các nhà quản lý đánh giá tương đối tốt với 3,56 điểm. Tuy nhiên, số công ty trả lời áp dụng “chương trình quản lý đa dạng” một cách hệ thống rất thấp, chỉ chiếm 19,8%. Số công ty trả lời dự định áp dụng chương trình quản lý đa dạng trong tương lai chiếm 39,5%. Ngược lại, số công ty không có kế hoạch áp dụng trong tương lai chiếm tới 35,6%, chứng tỏ việc phải tăng cường nhận thức về tính cần thiết của quản lý đa dạng. Số công ty đã áp dụng chương trình quản lý đa dạng là 32 công ty, số công ty trả lời chương tình quản lý đa dạng hiệu quả chiếm 75%. Theo kết quả này thông qua việc nâng cao nhận thức và áp dụng chương trình quản lý đa dạng một cách hệ thống, các doanh nghiệp có thể đạt được sự cải thiện tích cực về hiệu suất của công ty.(14)

 

***

Biến số cơ bản đại diện cho nhân lực đa dạng và quản lý nhân sự thân thiện đa dạng là đa dạng giới tính, tức là tỉ lệ nữ giới trong lực lượng lao động. Tại các quốc gia có kinh nghiệm lâu năm trong áp dụng quản lý đa dạng như Mỹ, Anh, Pháp…, tỉ lệ nữ giới trong lực lượng lao động và đóng góp của nhóm này vào tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn nhiều so với các quốc gia khác. Các kết quả nghiên cứu của Fortune 500 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp, công ty có số phụ nữ tham gia trong ban giám đốc nhiều hơn hoạt động hiệu quả hơn so với các ngành công nghiệp, công ty có số phụ nữ trong ban giám đốc ít hơn([14]). Điều này phần nào phản ánh tầm quan trọng của nữ giới trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động quản lý đa dạng nói riêng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào biến số này trong nguồn nhân lực và quản lý nhân sự thân thiện đa dạng của Hàn Quốc thì có thể đánh giá mức độ đa dạng hóa nguồn nhân lực của Hàn Quốc chưa cao, trình độ quản lý đa dạng còn thấp.

Tại các nước phát triển, vấn đề bình đẳng giới đã trở thành tiêu chuẩn mang tính xã hội nên vấn đề đa dạng giới tính không chỉ là tỉ lệ nữ trong lực lượng lao động mà còn là tỉ lệ viên chức nữ. Nếu nhìn vào tỉ lệ viên chức nữ tại các công ty Mỹ thì tỉ lệ nữ giám đốc là 14,7% (2005), trung bình mỗi năm tăng 0,5% kể từ 9,6% (1996). Trong khi đó, tỉ lệ nữ giới trong lực lượng lao động của Hàn Quốc là khoảng 40%, nhưng tỉ lệ nữ viên chức chưa đạt tới 10%([15]). Tại 4 tập đoàn kinh tế hàng đầu là Samsung, Hyundai, LG và SK, tỉ lệ nữ chỉ chiếm khoảng 2% và không có nữ chủ tịch ở bất kỳ ngân hàng nào trên Hàn Quốc. Năm 2007, Hàn Quốc chỉ có 60,9% phụ nữ tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng có việc làm, tỉ lệ thấp nhấp trong 30 quốc gia thuộc các nước OECD. Tỉ lệ trung bình của khối này là 79,9%([16]).

Quản lý nhân sự thân thiện đa dạng là một phần quan trọng trong quản lý đa dạng tại các doanh nghiệp Hàn Quốc. Nhưng các kết quả điều tra cho thấy quản lý nhân sự thân thiện đa dạng tại doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khai, kém hơn so với các quốc gia châu Á khác, trong đó có Nhật Bản. Năm 2003, tỉ lệ nữ giới trong lực lượng lao động của Nhật Bản và Hàn Quốc đều tương đương nhau nhưng tỉ lệ nữ trong giới quản lý tại Nhật là 8%, cao hơn so với 5% ở Hàn Quốc. Trong tổng số 180 uỷ viên ban quản trị tại khu vực châu  Á – Thái Bình Dương, chỉ có 6% là nữ giới, nhưng ở các nước Đông Nam Á là 10% , Úc là 7%, Trung Quốc là 6% thì Nhật Bản chỉ có 2% và Hàn Quốc là 0%. Trong thứ tự xếp hạng Chỉ số Phát triển Giới (GDI) và Giải pháp Cải thiện Giới (GEM) của Liên Hợp Quốc năm 2009, Nhật Bản có thứ tự lần lượt là 10 và 57 thì Hàn Quốc là 25 và 61 trên tổng số 155 quốc gia. Bởi vậy, quản lý nhân sự thân thiện đa dạng cũng như quản lý đa dạng tại doanh nghiệp Hàn Quốc còn nhiều bất cập, ở trình độ kém hơn so với nhiều nước trong khu vực. Do đó, trong tương lai, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần nâng cao nhận thức xã hội về tính cần thiết của quản lý đa dạng, thúc đẩy triển khai thực tế quản lý đa dạng hơn để năng cao sức cạnh tranh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

 

TỐNG THÙY LINH

(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Patricia Arredondo, Successful Diversity Management Initiatives – A Blueprint for Planning and Implementation, Nxb Sage, 1996.

2. Suzanne Prize, Women: Most Underused Resource in Japan, Japan Spotlight, May/June 2010.

3. Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung, CEO Information, 16-3-2005, số 492. (삼성경제 연구소, CEO Information , 16-3-2005, số 492).

4. United Nations Expert Group Meeting on Managing Diversity in the Civil Service, est Practices in Diversity Management,  NewYork, 3-4.5.2001.

5. Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung, Quản lý đa dạng và Hiệu suất của doanh nghiệp Hàn Quốc, 2005. (삼성경제연구소,한국 기업의 다양성관리와 기업성과, 2005).

6. Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc, Báo cáo nghiên cứu, Phát triển nhân lực nữ ở khía cạnh quản lý đa dạng, 2008. (한국여성정 책연구원,다양성관리 (Diversity Management) 차원에서의여 성인적 자원개발, 2008).

7. Trúc  Linh, Khi Phụ nữ Hàn Quốc làm chính trị, http://cadn.com.vn/News/Quoc-Te/Binh-Luan/2010/3/5/38912.ca.



([1]) Patricia Arredondo, Successful Diversity Management Initiatives – A Blueprint for Planning and Implementation, Nxb Sage, 1996, tr.17.

([2]) 삼성경제연구소,한국 기업의 다양성관리와 기업성과, 2005, tr.10.

([3])한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr. 83.

([4]) 삼성경제연구소, CEO Information , 16-3-2005, số 492, tr.9.

([5])한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr.  85.

 

([6]) 삼성경제연구소, CEO Information , 16-3-2005, số 492, tr.9.

([7]) 한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr.  85.

([8]) Az News (Theo Báo Kinh Tế), http://azgo.vn/dat-nuoc-con-nguoi/han-quoc/35830-tinh-hinh-lao-dong-nuoc-ngoai-tai-han-quoc.

([9]) 한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr.  87.

([10]) 한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr.  89.

([11])한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr.  90.

([12]) 삼성경제연구소,한국 기업의 다양성관리와 기업성과, 2005, tr.12.

([13]) 삼성경제연구소,한국 기업의 다양성관리와 기업성과, 2005, tr.13.

(14) 한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr.  59.

([14]) Suzanne Prize, Women: Most Underused Resource in Japan, Japan Spotlight, May/June 2010, tr.19,21.

([15])한국여성정책연구원,다양성관리 (Diversity Manage ment)차원에서의여 성인적 자원개발,  tr.  59.

([16]) Trúc  Linh, Khi Phụ nữ Hàn Quốc làm chính trị, http://cadn.com.vn/News/Quoc-Te/Binh-Luan/2010/3/5 /38912.ca

0thảo luận