Trang chủ

THUYẾT TRÌNH “70 NĂM KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2” TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á

Đăng ngày: 10-09-2014, 15:55 | Danh mục: Tin tức - Sự kiện

Trường Đại học Senshu được biết đến là một trong những trường đại học danh tiếng tại Nhật Bản  và có mối quan hệ thân thiết với Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thông qua văn bản hợp tác nghiên cứu từ năm 2012.

 

 

THUYẾT TRÌNH “70 NĂM KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2” TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á

 

Toàn cảnh buổi giao lưu học thuật của PGS.TS. Koichiroh Satoh

 

THUYẾT TRÌNH “70 NĂM KINH TẾ NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2” TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á

 

PGS.TS.Koichiroh Satoh (áo trắng) chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ, học viên

 

Nhân chuyến thăm lần thứ 7 đến Việt Nam, PGS.TS. Koichiroh Satoh đã chia sẻ bức tranh toàn cảnh về sự khôi phục kinh tế thần kỳ của đất nước Nhật Bản từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai dựa trên những tài liệu đã công bố trong Sách Trắng (Báo cáo định kỳ hằng năm) về kinh tế của Nhật Bản. Đồng thời, PGS.TS. Koichirod Satoh nhấn mạnh 2 mốc thời gian (1985, 1995) nổi bật, có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản cho đến ngày nay. Cụ thể: 1985 là năm đánh dấu sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thực trạng nguồn nhân lực (tự do hóa nền kinh tế; tạo điều kiện cho nhân lực nữ tham gia phát triển kinh tế…); 1995- một năm đầy khó khăn và thách thức với việc nền kinh tế tăng trưởng chậm, trong khi đồng Yên tăng giá mạnh gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân; 10 nguyên nhân phát triển thần kỳ (nguồn nhân công giá rẻ, trình độ khoa học kĩ thuật cao, sử dụng hiệu quả nguồn lực dư thừa từ nông nghiệp, Nhật Bản có nguồn dự trữ đầu tư lớn, thu lợi từ xuất khẩu…).

Từ những vấn đề được trình bày ở trên kết hợp với phần thảo luận, PGS.TS. Koichirod Satoh đã giải đáp thỏa đáng những câu hỏi đặt ra và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình vươn lên thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Có thể nói, bài thuyết trình của Phó giáo sư không chỉ cung cấp thông tin tổng quan về tình hình kinh tế Nhật Bản 70 năm qua mà còn tạo cơ hội giao lưu nghiên cứu giữa nhà khoa học Nhật Bản với nghiên cứu viên, sinh viên ngành Nhật Bản học.

 

Thu Trang.

Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

0thảo luận