Trang chủ

NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH HỢP TÁC CỦA CÁC NƯỚC NẰM TRONG HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998-2009)

Đăng ngày: 12-08-2014, 22:02 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

Thế kỷ 21 toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển.

Trong quá trình hội nhập, xu thế khu vực hoá và liên kết tiểu vùng được mở ra như là sự bổ sung và thích ứng với xu thế toàn cầu hoá. Sự phồn vinh của cả khu vực sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mỗi nước riêng biệt. Với các đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế, hợp tác tiểu vùng làm giảm đi những đặc điểm dị biệt của mỗi nước và góp phần tăng cường phối hợp chính sách, liên kết kinh tế giữa các nước.(1)

Trong xu thế mới của bối cảnh hội nhập và phát triển, quan hệ hợp tác song phương và đa phương trong khu vực không chỉ dừng lại ở phạm vi giữa các quốc gia mà còn diễn ra giữa các vùng, các địa phương. Cơ chế hợp tác nêu trên là cơ sở của việc hình thành tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (East-West Economic Corridor – EWEC), một trong những hiện thực hóa của Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với chiến lược tăng cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mê Kông. Sáng kiến EWEC được thống nhất năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ tám.

Hành lang kinh tế Đông Tây là tuyến hành lang dài 1450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu Myawaddy (bang Kayin) ở biên giới Mianma - Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot, chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan. Ở Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh và ở Việt Nam, chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.(2)

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung vào 2 vấn đề cơ bản là những kết quả đạt được của quá trình hợp tác trong EWEC và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các nước và các địa phương thuộc EWEC.

1. Quá trình phát triển của hành lang kinh tế Đông Tây

Sự ra đời của hành lang kinh tế Đông-Tây tạo điều kiện cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) gồm: Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch. Thêm vào đó, hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch.

Qua quá trình phát triển hơn 10 năm, hợp tác trong EWEC đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận được thể hiện trên các lĩnh vực sau:

1.1. Hợp tác trên lĩnh vực đầu tư

Trong giai đoạn đầu phát triển của EWEC, hai đối tác chính đầu tư vào khu vực này là ADB và Nhật Bản. Với sự hỗ trợ tài chính kỹ thuật của hai đối tác này, các hạng mục lớn trên tuyến hành lang là hầm đường bộ xuyên Đèo Hải Vân và cầu hữu nghị 2 nối Savannkhet của Lào với Mukdahan của Thái Lan đã hoàn thành, góp phần mang lại nhiều thay đổi kinh tế xã hội cho khu vực.

ADB và Nhật Bản đã đầu tư trên toàn tuyến EWEC nối các quốc gia và điểm cuối của EWEC là các cảng biển Việt Nam. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 11-12 tỉ USD (2003-2012)(3).

Về nông nghiệp, đã có các dự án về cung cấp nguyên vật liệu thô từ Lào và Mianma cung cấp cho việc chế biến ở Thái Lan và dự án chế biến thủy sản ở Mawlamyine, Mianma.

Sản xuất công nghiệp không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của hành lang Đông Tây. Hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến nông nghiệp, hoặc là ngành công nghiệp nhẹ dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bố trí gần khu dân cư. Thái Lan có nền công nghiệp phát triển nhất, hoạt động sản xuất tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, may mặc, luyện kim màu... Lào phát triển các ngành dệt may, thiết bị điện... do có lợi thế được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), theo đó các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất hàng sang thị trường EU, là nước có nguồn tài nguyên phong phú và đáng kể nhất. Ở Việt Nam, các tỉnh miền Trung nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây có nền công nghiệp phát triển chậm hơn so với các vùng khác trong cả nước với  các ngành chính như may mặc, chế biến hải sản, xi măng... Trong đó, Đà Nẵng có nền công nghiệp phát triển nhất, chiếm 5% GDP công nghiệp toàn quốc(4).

Việc hình thành các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt đã được đề xuất để phát triển đầu tư tư nhân ở hành lang, cụ thể là ở Myawaddy (Mianma), Mae Sot và Mukdahan (Thái Lan), Savan-Seno và Dansavanh (Lào), Lao Bảo, Phú Bài, Liên Chiểu và Hòa Khánh. Một nghiên cứu nhằm làm hài hoà các chính sách quản lý khu công nghiệp và hợp lý hóa các khu công nghiệp cũng cần được đưa ra, và nghiên cứu này được Thái Lan thực hiện vì họ có kinh nghiệm trong việc phát triển các khu công nghiệp.

Sự phát triển của hệ thống giao thông EWEC  có tác động thúc đẩy  đáng kể sự phát triển kinh tế trong khu vực. Với sự hoàn thành của cây cầu quốc tế Mê Kông thứ hai, cơ sở hạ tầng cơ bản của hành lang kinh tế Đông Tây đã đáp ứng nhu cầu hậu cần và phát triển kinh tế của khu vực đồng thời giảm chi phí vận chuyển. Việc đầu tư  cho cơ sở hạ tầng, khâu quản lý và  phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch cũng là một ưu tiên chính của bốn nước EWEC do ngành này đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân của các nước trên. Đối với du khách thập phương, hành lang này quả là một điểm đến quan trọng với những danh lam thắng cảnh độc đáo. EWEC là khu vực giàu về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và lịch sử với tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Hành lang này là vùng đất của hai Di sản Thế giới đã được Uỷ ban Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Huế ở miền Trung Việt Nam và Sukhothai ở miền Bắc Thái Lan và từ đây du khách có thể đi thăm hai di sản thế giới liền kề khác đó là Mỹ Sơn và Hội An ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của du lịch, các khu công nghiệp và các ngành nghề khác, việc đầu tư, phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cũng như cung cấp linh kiện, thiết bị liên lạc di động, kết nối Internet ở khu vực này cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm do thị trường ở khu vực tuy còn sơ khai nhưng tiềm năng phát triển lớn.

Hội nghị quan chức cấp cao EWEC lần thứ ba đã thông qua sáng kiến xúc tiến EWEC nhằm tăng cường nhận thức về tiềm năng, cơ hội đầu tư, phát triển thương mại và du lịch của EWEC.

Một trong những nỗ lực nhằm thực hiện sáng kiến trên, Chính phủ Việt Nam đã triển khai tổ chức một loạt các hoạt động với tên gọi “Tuần lễ EWEC 2007” tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam từ ngày 27/8 đến 01/9/2007.

Tuần lễ EWEC 2007 là  một trong những sự kiện xúc tiến đầu tư đầu tiên trong hàng loạt các hoạt động quảng bá-xúc tiến đầu tư khác trong tương lai về hành lang kinh tế này. Nội dung chương trình Tuần lễ EWEC 2007 rất phong phú, đa dạng, trong đó có các cuộc làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm với các trưởng đoàn các nước thành viên EWEC cùng các tỉnh trưởng các tỉnh nằm trong hành lang này; hội chợ quốc tế EWEC; diễn đàn Đầu tư – Thương mại – Du lịch EWEC cùng các chương trình văn nghệ của nước chủ nhà Việt Nam và chương trình giao lưu văn hóa – văn nghệ giữa các nước thành viên EWEC. Các nhà tổ chức cũng đã tổ chức một đoàn caravan với hành trình đi dọc tuyến EWEC.

Trong tuần lễ hành lang kinh tế Đông Tây đã diễn ra Diễn đàn đầu tư - thương mại - du lịch EWEC. Đây là hoạt động trọng tâm của tuần lễ, được Bộ Ngoại giao tổ chức chu đáo với sự tham dự của hơn 400 đại biểu và 22 tham luận của trưởng đoàn các nước EWEC, đại diện các Bộ, ngành của Việt Nam, đại diện các tỉnh dọc hành lang, tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), các nhà tài trợ chính (JBIC, ADB, Chính phủ Nhật Bản) và cộng đồng doanh nghiệp.(5)

Diễn đàn đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách, các vấn đề còn vướng mắc cũng như những biện pháp tăng cường hợp tác giữa các nước và các địa phương EWEC. Đại diện các địa phương cũng đã giới thiệu được tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình và đề xuất các dự án cụ thể để vận động tài trợ và đầu tư.

Tại phiên do Bộ Ngoại giao, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và trưởng đoàn các nước đồng chủ trì, Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng đã kết hợp tổ chức 02 lễ ký kết và trao giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm:

+ Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Vina Capital để đầu tư dự án khu thương mại trị giá 325 triệu USD.

+ Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ký kết bản thỏa thuận với Công ty Kreves Development (Hàn Quốc) về việc đầu tư dự án khu thương mại và chung cư với tổng vốn dự kiến là 200 triệu USD.(6)

Việc tổ chức thành công tuần lễ EWEC có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam, không chỉ trên phương diện thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch và đầu tư mà còn khẳng định xu hướng hòa nhập mạnh mẽ của một quốc gia Việt Nam với một vị thế quốc tế ngày càng tăng.

1.2. Hợp tác trên lĩnh vực thương mại

Các hoạt động thương mại của EWEC chủ yếu tập trung ở sáu địa phương gồm Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, và Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều thị trấn thuộc các địa phương có EWEC chạy qua cũng sẽ nhân được những tác động kinh tế tích cực. Các khu vực mà EWEC đi qua nói chung còn kém phát triển; kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo. EWEC qua kết nối với các trục giao thông Nam-Bắc sẽ giúp các khu vực trên tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế ở phía bắc và phía nam như Bangkok,

TIN TỨC KHÁC

0thảo luận