Trang chủ

CÁCH DÙNG ĐỘNG TỪ "SURU"

Đăng ngày: 3-03-2014, 11:56 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

Trong tiếng Nhật có nhiều loại động từ. Động từ “suru” thuộc nhóm động từ đặc biệt gồm có hai động từ “kuru” và “suru”. Người Nhật chia các loại động từ thành ba nhóm: nhóm 1 là động từ 5 đoạn, nhóm 2 là động từ 1 đoạn, nhóm 3 là động từ đặc biệt. Sở dĩ gọi nhóm 3 là nhóm động từ đặc biệt vì chỉ có hai động từ và cách chia giữa hai động từ cũng không hoàn toàn giống nhau, tất nhiên chỉ giống nhóm 2 là cắt đuôi mà thôi.

- Nhóm 1 động từ 5 đoạn có 9 loại đuôi là “u, tsu, ru, ku, gu, bu, mu, nu,  su.”. Chín loại đuôi này phải biến đổi đuôi theo 5 đoạn a, i, u, e, o khi đi nối tiếp với các trợ động từ, trợ từ, động từ khác v.v…như “masu”, “ba”, “nagara”, “nai”….

- Nhóm 2 động từ 1 đoạn chỉ có một loại đuôi là “ru” thì không biến đổi đuôi mà chỉ cần cắt đuôi “ru” rồi đi trực tiếp với các trợ động từ, trợ từ, động từ khác …

- Nhóm 3 có hai động từ đặc biêt cũng chỉ có một loại đuôi là “ru”thì phải vừa cắt đuôi vừa đổi gốc. Ví dụ động từ “kuru”(đến) khi đi với “masu” thì cắt đuôi “ru”, đổi gốc “ku” thành “ki”+”masu” = kimasu(Tôi sẽ đến). Nhưng cũng có trường hợp chỉ cắt đuôi không đổi gốc như khi đi với “reba” thành ra “kureba”(nếu đến). Còn động từ “suru”(làm) khi đi với “masu” thì cắt đuôi “ru” và đổi gốc “su” thành “shi”+ “masu” = “shimasu”(Tôi sẽ làm).

Tuy là động từ thuộc nhóm đặc biệt, nhưng động từ “suru” hay được dùng nhiều. Những ai đã học và nghiên cứu tiếng Nhật đều thấy động từ “suru” xuất hiện rất sớm ngay từ những bài học đầu tiên. Đồng thời cũng có người cho rằng động từ “suru” có vẻ dễ hiểu và dễ sử dụng. Nói cách khác là động từ “suru” có thể kết hợp với một danh từ Hán-Nhật có tính động từ (danh động)để tạo ra một động từ có đuôi suru, trong tiếng Nhật gọi là động từ Hán-Nhật.

Ví dụ :

勉強(danh động)+する ➝   勉強する (động từ Hán Nhật)

旅行(danh động)+する ➝   旅行する (động từ Hán Nhật )

紹介(danh động)+する ➝   紹介する (động từ Hán Nhật)

+ hoặc kết hợp với danh từ có tính động từ (tất nhiên không phải là từ Hán Nhật)+ trợ từ “wo” để tạo ra cụm động tân (động từ và tân ngữ) hay gọi là cụm động từ.

Ví dụ :

買い物をする mua hàng, mua sắm

けがをする bị thương, bị sây sát

忘れ物をする quên đồ, quên hành lý

くしゃみをする hắt hơi

しゃっくりをする nấc

+ hoặc dùng trong trường hợp thể hiện tính khiêm nhường trong cách nói khiêm tốn thì dùng kết hợp với tiếp đầu ngữ "o" và "go" theo công thức :

O(GO)+N (Hán-Nhật) hoặc V(đoạn i)+ SURU.

Ví dụ :

a) お部屋へご案内しましょう

Tôi xin dẫn quý khách lên phòng ạ.

b) 部長をお宅まで車でお送りした

Tôi đã lấy xe đưa Chủ nhiệm về đến nhà rồi ạ.

c) あとでこちらからご連絡します

Phía chúng tôi sẽ xin liên hệ với quý ngài sau ạ.

Thế nhưng, khi động từ “suru” kết hợp với các số từ, phó từ, tính từ làm phó từ, nhất là khi kết hợp với các trợ từ “wo”, “ga”, “ni”, “de”, “to thì khi ấy nghĩa của động từ “suru” không còn đơn giản như ban đầu nữa. Vì vậy ta phải xem xét nghiên cứu từng trường hợp để xác định ngữ nghĩa của động từ “suru” được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau mà ta thường nói là 「をする、がする、にする、とする、でする」。

I. Số từ , phó từ, tính từ làm phó từ đi trước “ suru”

1. Số từ + suru

Chỉ thời gian trôi đi, các chi phí cần thiết phải có. Nghĩa tương đương với động từ “kakaru”(かかる),hoặc "keikasuru"(経過する). Ví dụ :

a) バンコクまで往復でいくらぐらいしますか。

Từ đây đi Băng-Cốc khứ hồi hết khoảng bao nhiêu tiền hả ông ?

b) あの旅館は一泊5万円もする

Khách sạn ấy một đêm phải trả tới 5 vạn Yên (50 ngàn Yên).

c) 30分ほどして戻りますので、お待ちください。

Khoảng 30 phút nữa tôi sẽ trở lại, xin anh chờ tôi nhé !

2. Phó từ + suru

Thể hiện tính chất hoặc tình trạng nào đó. Thường dùng theo hình thức trạng thái […している]. Ví dụ :

a) ほこりで机の上がざらざらしている

Trên mặt bàn cứ sàn sạn vì có bụi.

b) 息子は体つきががっしりしている

Cậu con trai cơ thể trông rất cường tráng.

c) 休日はみんなのんびり(と)している

Ngày nghỉ mọi người ai cũng thong thả.

3. Tính từ làm phó từ + suru

Có tác động làm đối tượng thay đổi. Sự tác động này thường do con người gây ra. Có thể kết hợp với N +trợ từ “wo” đi trước nó để nói rõ đối tượng bị tác động.

Vi dụ :

a) 冷たくすると、もっとおいしいですよ。

Làm lạnh đi ăn ngon hơn đấy!

b) 部屋をきれいにしなさい

Con hãy quét dọn gian phòng cho sạch sẽ.

c) 試験が終わったら、今晩のパーテイで友達と一緒に楽しくしてください。

Thi xong, anh hãy vui vẻ với bạn bè trong bữa tiệc tối nay nhé !

II. N WO SURU (Nをする)

1. Danh từ đi trước trợ từ “wo”+ suru tạo ra một cụm động tân, có tác dụng như một cụm động từ. Các danh từ này thường là từ Thuần Nhật, từ Hán Nhật hoặc từ Ngoại lai. Tất nhiên cũng có trường hợp có thể đi trực tiếp với  động từ "suru" để tạo thành một động từ .

Ví dụ :

a) 午後は、買い物をするつもりです。

Buổi chiều tôi định đi mua sắm.

b) 昔はよくダンスをしたものだ。

Hồi xưa, tôi rất hay đi nhảy.

c) せきをしているので風邪を引いたのでしょう。

Đang ho chắc là bị cảm rồi.

2. Danh từ Hán-Nhật có tính động từ có thể gắn động từ “suru” làm đuôi để trở thành động từ Hán-Nhật, nhưng khi nào thì sử dụng động từ Hán-Nhật ? Còn khi nào thì vẫn dùng danh từ ấy làm tân ngữ đi với động từ “suru” ?

2.1. Thông thường danh từ Hán-Nhật có tính động từ thường hay được dùng làm tân ngữ của động từ “suru”. có ý nhấn mạnh danh từ ấy. Tất nhiên, vẫn có thể dùng động từ Hán Nhật.

Ví dụ : a) 内科の医者が患者の診察をしています。

Bác sĩ nội đang khám bệnh cho bệnh nhân.

b) 患者の症状を聞いて適切な診断をしてください。

Hãy hỏi tình trạng của bệnh nhân rồi chẩn đoán chính xác.

c) 先生と相談の約束をしていたが,急用ができて行けなくなった

と伝えてほしい。

Tôi đã hẹn trao đổi với thày giáo, nhưng vì có việc bận tôi muốn nhờ anh nói với thày là tôi không đến được.

Ba câu trên có thể dùng động từ Hán Nhật :

a) 内科の医者が患者を診察しています

b) 患者の症状を聞いて適切に診断してください

c) 相談のことで先生と約束していたが、急用ができて行けなくなったと伝えて欲しい。

2.2. Động từ Hán-Nhật dùng làm động từ chính trong câu, nhất là động từ chính lại là động từ duy nhất trong câu.

Ví dụ :

a) 医者に自分の症状を説明し、診察してもらってください。

Anh hãy trình bày về tình hình bệnh tật của mình để bác sĩ khám.

b) 医者の指示や説明を理解することができる。

Ta có thể hiểu được sự chỉ dẫn, lời giải thích của bác sĩ.

c) どんな財布か、中に何が入っていたのか確認してください

Hãy xác nhận lại chiếc ví như thế nào, bên trong có những gi ?

2.3. Khi danh từ Hán-Nhật đi với động từ “suru” làm thành kết cấu động tân trong câu hỏi thì câu trả lời có thể chỉ dùng động từ “suru”. Ví dụ :  a) A.はい、横になって。下痢はしていませんか。

B.いいえ、していません

A. Nào, anh nằm ra. Anh có bị đi ngoài không ?

B. Dạ,  không a.

b) A.彼はころんでけがをしましたか。

B.いいえ、しませんでした。

A. Anh ấy ngã có bị đau không ?

B. Dạ, không sao ạ.

3. Chỉ nghề nghiệp hoặc nói về công việc ấy. Danh từ đi trước “wo” thường là tên nghề nghiệp, hoặc chức vụ công việc. Động từ “suru” dùng ở hình thức trạng thái [….している]。

Ví dụ :

a) 彼は高校で教師をしている

Anh ấy làm giáo viên ở Trường cấp III.

b) 社長をしているおじの紹介で就職した。

Tôi đã có việc làm nhờ có ông chú làm Giám đốc Cty giới thiệu

c) 母は前は主婦だったが、今は薬剤師をしている

Mẹ tôi trước đây là nội trợ, nhưng hiện nay là Dược sĩ.

4. Cách nói thể hiện về mặt cảm quan như có màu…, có hình…, có dáng…, có nét mặt…Động từ “suru” thường dùng ở hình thức trạng thái [….している ].

Ví dụ :

a) この花、本当にいい色をしていますね。

Bông hoa này có màu rất đẹp.

b) その建物は三角形のおもしろい形をしている

Toà nhà này có kiểu hình tam giác trông rất hay.

c) 見舞いに行ったら、彼はとても苦しそうな様子をしていたので、

つらかった。

Đến thăm ,tôi thấy anh ấy rất vất vả vì có cái dáng rất khổ sở.

d) この仏像はとてもやさしそうな顔をしている

Pho tượng Phật này có nét mặt rất phúc hậu.

5. Chỉ việc mang đồ trang sức, dụng cụ bảo hộ như đeo khuyên tai, đeo kính, thắt ca-ra-vát v.v

Ví dụ :

a) あの人は、いつもイヤリングをしている

Bà ấy lúc nào cũng đeo khuyên tai.

b) あの赤いネクタイをした人は山田さんです。

Người thắt ca-ra-vát đỏ là anh Yamada.

c) あっ、今日は時計をしてくるのを忘れた。

A ! Hôm nay tôi quên đeo đồng hồ.

d) このごろ風邪をひいてもマスクをする人はいませんね。

Gần đây nhiều người bị cảm mà chẳng có ai đeo khẩu trang cả.

6. Sử dụng đồ dùng nào đó với công dụng khác. Trong tiếng Việt thường có nghĩa là “lấy cái gì làm….” hay “dùng cái gì làm…”.Mẫu câu tiếng Nhật có đầy đủ cả phần tân ngữ : “ N を N に する “.

Ví dụ :

a) 本をまくらにして昼寝した。

Lấy sách làm gối để ngủ trưa.

b) スカーフをテーブルクロスにして使っています。

Dùng chiếc khăn quàng làm khăn trải bàn.

c) 客間を子供の勉強部屋にした

Dùng phòng khách làm phòng học cho các cháu.

III. N GA SURU ( Nがする)

Thể hiện cảm giác hoặc tri giác như có mùi…, có tiếng…, có vị…, cảm thấy ớn lạnh, buồn nôn… Thường chỉ đi với các danh từ mùi, vị, tiếng động, cảm giác...như におい、香り、味、音、声、感じ、寒気、吐き気など。

Ví dụ : a) 台所からいいにおいがしてきた

Có mùi thơm toả ra từ nhà bếp.

b) このサラダは変な味がする

Món sa-lát này có vị khác thường.

c) このピアノはいい音がします

Chiếc piano này có âm thanh rất hay.

d) 外に出ると冷たい風が吹いていて、寒気がした

Ra ngoài có gió lạnh, tôi cảm thấy trong người gây gấy rét.

e) この動物は小さくて柔らかく、まるでぬいぐるみのような感じがした

Con vật này nhỏ và mềm, tôi có cảm giác như là con thú nhồi bông.

g) 今朝から吐き気がして何も食べられない。

Sáng nay tôi cảm thấy buồn nôn, chẳng ăn được gì.

IV. N NI SURU (Nにする)

1.Có nghĩa chủ động quyết định việc gì, vấn đề gì đó. Sau số từ chỉ thời điểm có thể dùng “kara” hoặc "made"+ NI SURU.

Ví dụ :

a) 事故が怖いので飛行機には乗らないことにしています

Vì sợ tai nạn, tôi quyết định không đi máy bay nữa.

b) 今度のキャプテンは、西田さんにしょう

Chức đội trưởng kỳ này giao cho anh Nishida thôi.

c) A.何になさいますか

B.コーヒーにします

A. Ngài dùng gì ạ ?

B. Tôi uống cà phê.

d) 会議は、5時からにします。(hoặc 5時までにします

Tôi quyết định cuộc họp bắt đầu từ 5 giờ. ( họp đến 5 giờ )

e) クラスの人数は25人までにします

Sĩ số của lớp ấn định tối đa là 25 người.

Tất nhiên câu (e) có thể không dùng "made" vẫn được.

クラスの人数は25人にします。(.....ấn dịnh là 25 người).

2. Có nghĩa là chuyển thành, đổi sang hình thức khác.

Ví dụ :

a) 映画を見に行くことになっていたが、体調が悪いので、別の日

してほしい。

Chúng ta đã định cùng nhau đi xem phim, nhưng vì tôi bị mệt nên tôi muốn chuyển sang hôm khác.

b) 外国語で電話を上手にかけるためには、前もって文章にしておいた方がいい。

Để gọi điện thoại bằng ngoại ngữ được tốt, chúng ta nên ghi sẵn những câu nói ra

giấy trước.

V. ….TO SURU (とする)

1. Dùng với nghĩa giả định, tưởng tượng là như vậy, còn thực tế như thế nào thì không rõ. Đây là cách dùng thể hiện ý thức của người nói muốn giả thiết một điều kiện nào đó để dự đoán một kết quả.

Ví dụ :

a) 今仮に3億円の宝くじがあなたに当たったとします。あなたは、それで何をすか。

Giả dụ bây giờ anh trúng xổ số 300 triệu Yên thì anh dùng số tiền ấy làm gì ?

b) 例えば50人来るとして、出費は一人いくらぐらいにすればよいで

しょうか。

Nếu như 50 người đến họp thì anh tính chi phí mỗi đại biểu bao nhiêu là vừa ?

c) それはそうとして、我々はどうしたらよいでしょうか。

Chuyện đó đã như thế, chúng ta nên giải quyết như thế nào?

2. Dùng hình thức “N toshite”(Nとして) để chỉ tư cách, cương vị, danh nghĩa của ai đó. Từ tương đương trong tiếng Việt có thể dịch là “ Với tư cách là một…., với cương vị (là một)…”

Ví dụ :

a) 研究生として、この大学で勉強している。

Tôi đang học ở Trưòng đại học này với tư cách là một nghiên cứu sinh.

b)日本軍の行った行為は日本人として恥ずかしく思う。

Là một người Nhật tôi cảm thấy xấu hổ về những hành động của Quân đội Nhật.

c) 学長の代理として会議に出席した。

Tôi đã đến dự Hội nghị với cương vị Quyền Hiệu trưởng.

3. Dùng hình thức “N toshite” thêm trợ từ “wa” vào sau thành "N to shite wa(Nとしては).

3.1 Nói về vị trí, trách nhiệm, quan điểm của cá nhân, đơn vị ấy.

Ví dụ :

a) 彼としては、辞職する以外に方法がなかったのでしょう。

Đối với anh ta thì ngoài việc phải từ chức ra không còn cách nàokhác

b) 私といたしましては、ご意見に賛成しかねます。

Đối với tôi, tôi không thể tán thành ý kiến của các ông được.

c) 委員会としては、早急に委員長を選出する必要がある。

Đối với Uỷ ban, việc cần thiết là phải nhanh chóng bầu ra chủ tịch.

Câu b) dùng 「いたしましては 」 là động từ khiêm tốn của “suru”.

3.2 Nói về mức độ khác nhau so với tiêu chuẩn, yêu cầu chung đối với một loại người, một cơ sở đào tạo, một loại sản phẩm hay một mùa trong năm v.v...

Ví dụ :

a) 父は、日本人としては背の高い方です。

Là một người Nhật, bố tôi thuộc loại người cao.

b) 学生数2000人というのは大学としてはかなり規模が小さい。

Đối với một trường đại học chỉ có 2000 sinh viên thì thuộc loại trường có quy mô nhỏ.

c) これは日本製品としては性能が悪い。

So với loại hàng của Nhật thì đây là loại hàng xấu.

d) この問題は中間試験としては難しい。

So với đề thi giữa học kỳ thì đề thi này khó.

e) きょうはハノイの冬としては寒い。

So với mùa đông ở Hà Nội thì hôm nay trời rét.

4. Dùng hình thức “N…to shite” thêm trợ từ “mo” vào sau thành

N toshitemo”(Nとしても). Thường dùng theo mẫu “X toshitemo Y”, có nghĩa là “ Dù X có thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể có Y hoặc Y không có tác dụng gì

Ví dụ :

a) 彼の言っていることが真実だとしても、証拠がなければ信じるわけにはいかない。

Dù cho những điều anh ta nói là sự thật, nhưng nếu không có chứng cớ thì không thể nào tin được.

b) たとえ賛成してくれる人が一人もいないとしても、自分の意見を

最後まで主張するつもりだ。

Mặc dù không có một ai tán thành, nhưng tôi vẫn giữ ý kiến của tôi đến cùng.

c) 今からタクシーに乗ったとしても、時間には間に合いそうもない。

bây giờ có đi taxi chăng nữa có thể vẫn không kip thời gian.

5. Các hình thức thêm trợ từ “to” vào sau “…to suru” thành “…to suruto”, hay chia động từ “suru” ở dạng giả định thành “…to sureba” thì đều chỉ nghĩa giả định cả. Trong đó có hai trường hợp điều kiện giả định và điều kiện xác định.  Ví dụ 1 : Điều kiện giả định

a) 医学部に入るとすると、一体どのくいお金が必要なのだろうか。

Nếu vào được Khoa y học thì sẽ phải cần tới bao nhiêu tiền ?

b) 時給800円で1日4時間、1週間に5日働くとすれば、1週間で1万

6,000円になる。

Lương giờ 800 Yên, 1 ngày làm 4 tiếng, nếu làm 5 ngày thì 1 tuần sẽ được 16.000 Yên.

c) 転勤になるかどうか分からないけど、もしいくとすれば、一人暮らしをするこ

になる。

Chẳng biết có chuyển chỗ làm hay không, nhưng nếu chuyển thì tôi sẽ sống một mình.

Ví dụ 2 : Điều kiện xác định

a) 1時間待ってまだ何の連絡もないとすると、途中で事故にでもあったのか

もしれない。

Nếu đợi một tiếng vẫn không có tin tức gì thì có thể trên đường đi bị sự cố gì đó chăng ?

b) 我々の計画が敵に知られていたとすれば、中間の誰かがもらしたことに

なる。

Nếu như kế hoạch của chúng ta đã bị kẻ địch biết thì có nghĩa là ai đó trong chúng ta đã để lộ.

c) 報告書の数字が間違っているとすれば、結論はまったく違うものになる

Nếu như những con số trong bản báo cáo sai thì phần kết luận sẽ hoàn toàn khác.

VI. N DE SURU (Nでする)

1.Trường hợp động từ “suru” có chức năng ngữ nghĩa thay cho động từ “okonau” (tiến hành, tổ chức). " N de suru” có nghĩa là được tổ chức theo nghi lễ….

Ví dụ :

日本では普通結婚式は神道、葬式は仏教でします

Thông thường ở Nhật Bản lễ cưới được tổ chức theo nghi lễ Thần đạo, còn lễ tang được tổ chức theo nghi lễ Phật giáo.

2. Dùng mẫu câu "...tari ...tari suru" khi muốn thể hiện chỉ nêu hai ba sự việc hoặc trạng thái tiêu biểu, có thể nêu hai, ba hoặc bốn sự việc hoặc trạng thái, nhưng sau đó phải dùng động từ "suru" làm động tác hoặc trạng thái chung của các sự việc hoặc trạng thái nêu trên.

Ví dụ :

a) 休みの日には、ビデオを見たり音楽を聴いたりしてのんびり過ごす

のが好きです。

Ngày nghỉ ở nhà tôi thích xem video, nghe nhạc.

b) 去年の秋は暑かったり寒かったりして秋らしい日は少なかった

Mùa thu năm ngoái khi thì nóng khi thì lạnh, rất ít ngày mát đúng với nghĩa mùa thu.

 

TRẦN SƠN

(PGS.TS, Đại học Ngoại thương)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 教師と学習者のための 日本語文型辞典 編著者グループ・ジャマシイ.

くろしお出版 2001年9月 1日 第6刷発行。.

2. 友松・悦子 宮本・淳 和栗・雅子

どんな時どう使う日本語表現文型辞典  アルク出版.

東京2007年5月31日

3. 会話に挑戦! 中級前期からの日本語ロールプレイ.

編集者 仲居順子・近籐扶美 など スリーエーネットワク出版

東京 2005年8月.

0thảo luận