Trang chủ

MODERN JAPAN AND ITS PROBLEMS

Đăng ngày: 10-12-2013, 09:49 | Danh mục: Giới thiệu sách

Nhật Bản hiện đại và những vấn đề đặt ra

Tác giả: G. C. Allen

Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 226 trang

Kí hiệu: Lv 836

Ngôn ngữ: tiếng Anh

Một số giai đoạn của đời sống xã hội Nhật Bản đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ các nhà văn Châu Âu và Mỹ, và có cả một thư viện về “ấn tượng” của du khách nước ngoài về đất nước này, bên cạnh nhiều chuyên luận của các chuyên gia về lịch sử, văn học, nghệ thuật và thể chế chính trị của Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn chưa có các công trình có khả năng liên kết những giải thích về tính cách dân tộc hoặc tổ chức xã hội với những phân tích về hệ thống chính trị, giáo dục, tài chính và công nghiệp của Nhật Bản. Thông thường, nội dung mà các nhà văn đề cập đến chỉ đơn thuần là để mô tả một nhóm hiện tượng cụ thể. Họ rất ít khi nhằm mục đích giải thích khía cạnh đời sống quốc gia, mà họ đặc biệt quan tâm đến các yếu tố cơ bản của nền văn minh của đất nước này. Vì vậy, từ các tài liệu hiện có về đề tài này, rất khó để bạn đọc nói chung và bạn đọc người Châu Âu tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi mà có lẽ câu hỏi thú vị nhất liên quan đến Nhật Bản hiện đại, có nghĩa là, mặc dù du nhập các thể chế và nền công nghiệp phương Tây, quốc gia này liệu có tiếp tục duy trì quan điểm được và cách sống phương Đông hay không, hoặc ngược lại, liệu những nền tảng của nền văn minh của Nhật Bản có thực sự thay đổi hay không?

Một trong các tác giả sau đó đã nhấn mạnh về những gì mà họ quan niệm là các đặc trưng cơ bản của nền văn minh của Nhật Bản và cho biết mức độ chúng đã bị thay đổi do ảnh hưởng của phương Tây. Tác giả cuốn sách đã cố gắng để cho thấy rằng Nhật Bản đã thổi vào các tổ chức và hệ thống mà nước này du nhập từ Châu Âu một tinh thần của riêng mình - một tinh thần trong đó có ít điểm chung với các quốc gia phương Tây, tạo ra những thể chế và hệ thống xã hội mới. Kết quả là, ngay cả trong những giai đoạn của đời sống xã hội Nhật Bản mà chúng ta xem là hiện đại nhất và phương Tây nhất, vẫn phát sinh nhiều vấn đề mới và hiện tượng mới xa lạ đối với người Châu Âu. Mặc dù một số trong những vấn đề này - xã hội, chính trị và công nghiệp - bề ngoài có thể tương đồng với phương Tây, nhưng Nhật Bản hiếm khi thừa nhận các giải pháp phương Tây, vì những vấn đề của họ là các giá trị và mục đích khác nhau của một nền văn minh.

Nội dung của cuốn sách đặc quan tâm đến cơ cấu công nghiệp và thương mại của Nhật Bản cũng như các vấn đề kinh tế hiện tại của nước này – những đặc điểm riêng biệt hiếm khi được công nhận. Các chương nói về vấn đề dân số và ngân hàng, tài chính là nỗ lực nghiên cứu theo đuổi một số chi tiết của những khía cạnh quan trọng của đời sống quốc gia. Thực chất chương nói về vấn đề dân số đã xuất hiện lần đầu trong Economica, Tạp chí của Trường Kinh tế London, trong tháng 6 năm 1926, và chương về Ngân hàng và Tài chính được dựa trên một loạt các bài viết được viết cho Japan Chronicle trong mùa xuân năm 1924.

Trên đây là những nội dung chính mà cuốn sách “Modern Japan and its problems” (Nhật Bản hiện đại và những vấn đề đặt ra) của tác giả G. C. Allen đề cập đến. Hầu hết các thông tin trong cuốn sách là kết quả quan sát và nghiên cứu của tác giả trong thời gian cư trú của mình tại Nhật Bản, nơi mà gần đây ông được trải nghiệm trong vài năm với tư cách là một giảng viên tại một trường Cao đẳng Trung ương ở thành phố Nagoya. Nội dung của cuốn sách gồm những phần chính như sau:

1. Đặc trưng dân tộc
2. Tổ chức xã hội
3. Hệ thống chính trị
4. Hệ thống giáo dục và tầng lớp sinh viên
5. Sự gia tăng của ngành công nghiệp
6. Cơ cấu kinh tế hiện nay
7. Tài chính và ngân hàng
8. Vấn đề dân số
9. Nhật Bản và phương Tây

Thông qua 226 trang, lối trình bày khoa học và dễ hiểu, cuốn sách  mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về những vấn đề mà Nhật Bản hiện nay đang phải đối mặt trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, dân số… Cuốn sách là tài liệu vô cùng bổ ích cho mọi đối tượng bạn đọc khi nghiên cứu về Nhật Bản.

Thực hiện: Hà Hậu

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

0thảo luận