Trang chủ

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ CHẾ ĐA PHƯƠNG TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Đăng ngày: 28-10-2013, 10:31 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

Cơ chế đa phương là giải pháp cho các vấn đề giữa các nước, với một nhóm hành động sẵn sàng và có thể thực hiện các hoạt động có tính xây dựng cùng nhau. Lòng tin là cơ hội và cũng là nhu cầu. Có thể nói, các cơ chế đa phương “đang rơi vào khủng hoảng bởi thế giới vẫn lệ thuộc vào các quyết định của một vài người trong khi các vấn đề của thế giới cần sự can thiệp dưới dạng hành động tập thể”.(1)

Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là sau “sự kiện ngày 11-9-2001” là vô cùng phức tạp, đặc biệt là vấn đề an ninh khu vực. Điểm chung của các nước Đông Á với cộng đồng quốc tế là vấn đề an ninh quốc gia cả theo nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng đã trở nên nóng bỏng. Tuy vậy, chính sự nóng lên của vấn đề an ninh quốc gia cũng đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy các nước chú trọng tìm giải pháp tăng cường hợp tác với nhau hơn trên nhiều bình diện chứ không chỉ trong lĩnh vực an ninh, bởi hoà bình, hợp tác và phát triển đã trở thành nhu cầu bức thiết của mọi quốc gia. Vì vậy, vị trí và vai trò của các cơ chế đa phương có sự tham gia của đông đảo các nước Đông Á như ASEAN, ARF, APEC quan trọng hơn bao giờ

hết bởi hướng hoạt động của chúng là theo hướng hợp tác như vậy.

1. Vị trí, vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cục diện chính trị Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI

Mặc dù chưa trở thành trung tâm quyền lực trong khu vực Đông Á, song các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng có vai trò nhất định trong việc tạo dựng nên cục diện chính trị ở đây. Đối với khối nước này thì việc duy trì sự ổn định, trước hết là ổn định chính trị, được ưu tiên hàng đầu. Mức độ hội nhập quốc tế ở đây khá cao. Sự liên kết chặt chẽ của các nước Đông Nam Á với thế giới, đặc biệt là với các nền kinh tế phát triển là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên thành công về kinh tế của các nước ASEAN. Cùng với vị trí địa chiến lược và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, sự lớn mạnh của tổ chức ASEAN, khả năng phối hợp hành động và liên kết ngày càng chặt chẽ hơn giữa các thành viên của tổ chức trong thập niên qua làm cho khu vực Đông Nam Á trở nên quan trọng trong bàn cờ địa - chính trị thế giới và đặc biệt trong khu vực Đông Á.

Tuy nhiên, sau hơn 4 thế kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Điểm yếu của ASEAN là:

Về kinh tế, liên kết kinh tế còn yếu, cấu trúc lỏng lẻo, trình độ phát triển kinh tế chưa cao và không đồng đều.

Về chính trị, ASEAN là tổ chức chịu ảnh hưởng rất lớn của sự đối đầu ý thức hệ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nên có sự khác biệt giữa các thành viên trong tổ chức.

Về an ninh, tổ chức này hiện đang còn thiếu vắng thủ lĩnh có khả năng tập hợp và dẫn dắt, thành tích của ASEAN trong việc xử lý xung đột ở Đông Nam Á không nhất thiết đồng nghĩa với việc “phương cách ASEAN” sẽ có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề an ninh ở khu vực Đông Á rộng lớn hơn, đa dạng hơn về diện tích địa lý, dân số, sắc tộc so với các nước ASEAN. Cũng cần lưu ý rằng ASEAN chưa bao giờ giải quyết thành công bất kỳ một tranh chấp lãnh thổ nào giữa các thành viên trong lịch sử 40 năm tồn tại của mình. Hơn nữa, ASEAN không phải là một chủ thể đơn nhất mà bao gồm 10 nước nhỏ và trung bình thì ASEAN khó có thể khẳng định vị trí, vai trò trung tâm của mình tại Đông Á, nơi bao gồm cả những nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.

Mặc dù vậy, sau Chiến tranh Lạnh, ASEAN đã đóng một vai trò khá tích cực trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế, hòa giải về chính trị và thúc đẩy trao đổi về văn hóa trong vùng. Điểm mạnh của ASEAN là vai trò trung gian, cầu nối quan trọng trong khu vực, là nơi mà bất kỳ nước nào muốn đóng vai trò then chốt trong khu vực Đông Á đều cần phải tranh thủ và lôi kéo.

Nhìn chung, ASEAN có quan hệ tốt với cả Mỹ, Nhật Bản và cả Trung Quốc. Các nước ASEAN được coi là thị trường có tiềm năng lớn tiếp nhận hàng hóa Mỹ. Kim ngạch thương mại Mỹ - ASEAN suốt từ năm 2001 đến nay tăng liên tục, vượt quá ngưỡng 100 tỉ USD (năm 2005 gần 150 tỉ USD; năm 2006: 168 tỉ USD; năm 2007: 170 tỉ USD).([1]) Nhật Bản từ thập niên 1980 trở lại đây trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Đông Nam Á và là bạn hàng lớn nhất của ASEAN, những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Nhật Bản cũng đạt mức cao (khoảng 150 tỉ USD mỗi năm).([2]) Còn quan hệ hợp tác kinh tế, buôn bán, đầu tư của Trung Quốc với ASEAN cũng tăng tương đối nhanh, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2006 là 160,8 tỉ USD, năm 2007 gần 170 tỉ USD.([3]) Mặc dù bất đồng về phương thức và phương pháp thực hiện hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, song do các nước lớn có mâu thuẫn nên ASEAN đã phát huy vai trò chủ đạo, tích cực trong hợp tác khu vực Đông Á. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, ASEAN ý thức được vị trí, vai trò của mình tại khu vực Đông Á đã xuống thấp, do đó khối nước này đã phải mở rộng và đi sâu hợp tác với các nước Đông Bắc Á. Hội nghị “10 + 3” gồm 10 nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Manila năm 2000 trở thành diễn đàn quốc tế lấy ASEAN làm trung tâm và đã thông qua “Tuyên bố chung hợp tác Đông Á”. Tiếp đó, ASEAN đã giành được thắng lợi với việc Trung Quốc rồi đến Nhật Bản đề nghị ký Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA), và sau gần một thập niên thương lượng giữa các nước ASEAN với nhau, giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, các bên liên quan mới ký được Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông vào năm 2002.([4])

Trong lĩnh vực chính trị - an ninh, các nước ASEAN đã tăng cường hợp tác với nhau trước sự đe dọa của nạn khủng bố. Sau sự kiện 11-9, phương Tây và đặc biệt là Mỹ cũng đã tăng cường hơn nữa sự quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Mỹ đã ký với ASEAN hiệp ước đấu tranh chống khủng bố. Hiệp ước này được đánh giá là một bước đi hướng tới sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các nước trong khu vực. Tuy ASEAN tích cực triển khai đối thoại an ninh với Trung Quốc và Nhật Bản nhưng vẫn lo ngại về vai trò của hai nước này trong khu vực cũng như sự phát triển của họ trong tương lai. Cho nên nhiều nước ASEAN muốn lực lượng quân sự Mỹ tiếp tục có mặt tại Đông Nam Á để giữa vai trò cân bằng. Năm 1998, Mỹ đã ký hiệp định với Thái Lan và Singapore về nơi neo đậu của tàu sân bay và vấn đề huấn luyện quân sự, xu hướng hợp tác quân sự của Mỹ với Indonesia và Malaysia cũng đã được xác định.

Một học giả Trung Quốc đã nhận xét rằng: “Sau Chiến tranh Lạnh, ASEAN đã nổi lên như một lực lượng thống nhất mới đầy sức sống trên vũ đài chính trị Châu Á - Thái Bình Dương, tạo thành cục diện đặc thù 5 cực, vừa giữ thế cân bằng, vừa xung đột lẫn nhau ở Châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra những quan hệ phức tạp nhiều mâu thuẫn đan xen”.([5]) Đương nhiên việc ASEAN được coi là một cực như đánh giá còn gây nhiều tranh cãi, song một điều hoàn toàn có thể khẳng định được, đó là vai trò và vị thế của nhóm nước này đang ngày càng được chú trọng và tăng cường trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN đang góp phần tạo dựng nên cục diện chính trị tại đây.

2. Vị trí, vai trò của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong cục diện chính trị Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI

Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) được thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực. Khẩu hiệu của ARF là "Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương”. Với sự tham dự của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Á, ARF đã thể hiện tư duy mới của ASEAN về các vấn đề an ninh và hợp tác an ninh - chính trị, gắn an ninh với sự phát triển, gắn quốc gia với khu vực, gắn khu vực với quốc tế. Kể từ đó cho tới nay, ARF đã tiến hành được 13 cuộc hội nghị và đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu.

Từ 18 thành viên ban đầu, đến nay số lượng thành viên ARF đã lên tới 27 thành viên. Có lẽ trong số các tổ chức khu vực hiện nay, ARF là tổ chức duy nhất có sự tham gia của hầu hết các cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc và Ấn Độ… ARF đã tạo được sự hấp dẫn, sự quan tâm của các nước, kể cả các nước lớn.

Cùng với việc xác định cơ cấu và nguyên tắc hoạt động, ARF đã đề ra một lộ trình gồm 3 giai đoạn nhằm duy trì, củng cố nền hoà bình an ninh khu vực. Đó là: thúc đẩy "Xây dựng lòng tin"; thực hiện "Ngoại giao phòng ngừa"; và xem xét các cách "Giải quyết các cuộc xung đột". Mỗi giai đoạn đã soạn thảo những nội dung biện pháp chính. Việc phân chia ba giai đoạn mang ý nghĩa tương đối, không phải là theo tuần tự một cách cứng nhắc.

Trong một khu vực vốn ít có lịch sử hợp tác an ninh, Diễn đàn khu vực ASEAN là một diễn đàn quan trọng nhất về hợp tác an ninh ở Châu Á. Diễn đàn này đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, củng cố thêm kinh nghiệm hợp tác an ninh ở khu vực này. Diễn đàn ARF được xây dựng từ ý tưởng - rút ra từ chính kinh nghiệm của ASEAN - rằng một tiến trình đối thoại có thể tạo ra những biến chuyển tích cực trong quan hệ chính trị giữa các nước. Nó tạo ra một cơ chế hoạt động giúp các thành viên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh hiện có trong khu vực và tăng cường các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy

TIN TỨC KHÁC

0thảo luận