Trang chủ

NEW MILLENNIUM SOUTH KOREA

Đăng ngày: 27-08-2012, 09:57 | Danh mục: Giới thiệu sách

Hàn Quốc trong thiên niên kỷ mới

Tác giả: Jesook Song

Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 164 trang

Kí hiệu: Lv 826

Ngôn ngữ: tiếng Anh

Các chính sách thị trường mở và quá trình chuyển dịch cơ cấu thực hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á mở rộng tiêu thụ và mức độ nợ ở Hàn Quốc diễn ra như thế nào? Những thay đổi tài chính này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hang ngày của các nhóm kinh tế - xã hội và văn hóa khác nhau? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cuốn sách New millennium South Korea” (Hàn Quốc trong thiên niên kỷ mới) của tác giả Jesook Song sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Động lực chính trị - xã hội và chủ nghĩa tư bản đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mối quan hệ thuộc địa của Hàn Quốc với Nhật Bản và trật tự Chiến tranh Lạnh, sau đó là sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ ở nước này trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên. Sự kết hợp của việc kết thúc chế độ độc tài quân sự trong năm 1987 và việc thực hiện đầy đủ các chiến thuật tân tự do sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã củng cố vốn tài chính như là một lực lượng tư bản chiếm ưu thế (thể hiện trong chương 2 và 3); thị trường việc làm/giáo dục và sức lao động bấp bênh (chương 4, 6), đặt gánh nặng lên cá nhân và cung cấp ít bảo trợ xã hội (chương 5, 6), do đó sản xuất phân cực một cách cực đoan và bất bình đẳng xã hội (chương 1). Với hệ thống kinh tế thị trường đang trở nên tương đối tiên tiến hơn so với các quốc gia dân tộc láng giềng Châu Á, Hàn Quốc đã trở thành một nơi nhập khẩu lao động, thu hút lao động tạm thời từ khu vực Đông Nam Á và Nam Á cho các công việc cấp thấp, chẳng hạn như việc nhà, công việc trong nông trại, và lao động chân tay (chương 8), cũng như những quân nhân phục viên người Trung Quốc và người tị nạn từ Triều Tiên ở Hàn Quốc (chương 7). Bề ngoài, dường như Hàn Quốc đang tạo dựng ý đồ quyền lực ở các nước chậm  triển (late-developing countries) bằng cách phổ biến kỹ năng phát triển kinh tế, khai thác lao động mức lương thấp, chiếm lĩnh các thị trường lớn đối với hàng hóa Hàn Quốc và phái cử người truyền giáo Kitô ra nước ngoài (chương 9).

Cuốn sách này chứng minh tình hình kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội hiện nay của Hàn Quốc diễn biến như thế nào là một quỹ đạo được đánh dấu bởi tình trạng của nó là một quốc gia công nghiệp hóa muộn (late-industrializing nation) trong bối cảnh tương tác với nền kinh tế toàn cầu tự do mới. Những phần đóng góp của Hàn Quốc tương tự với các quốc gia đang phát triển muộn (late-developing countries) trong đó những ảnh hưởng toàn cầu và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện một cách cô đọng và súc tích. Đồng thời, như là một kết quả của lịch sử địa chính trị độc đáo của Hàn Quốc và mối quan hệ của nước này với Trung Quốc và Nhật Bản cũng như với các quốc gia Châu Á công nghiệp muộn (late-industrializing) khác, Hàn Quốc đưa ra một tầm nhìn hữu ích về trật tự chính trị - kinh tế khu vực Châu Á vượt ra ngoài ranh giới quốc gia dân tộc. Nhiều quốc gia công nghiệp hóa chậm đang tìm kiếm các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, lấy Hàn Quốc như một trường hợp điển hình cho sự thành công kinh tế nhanh chóng.

Tuy nhiên, cuốn sách cũng chứng minh hậu quả của thành công này ở cả trong và ngoài biên giới quốc gia. Nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội và chính trị - văn hóa đã gia tăng bất ngờ và đáng báo động do hệ quả của tăng trưởng kinh tế và phát triển nhanh chóng. Chương 7 xem xét thu nhập hiện nay của lao động người Trung Quốc di cư đến Hàn Quốc, họ thay thế lực lượng lao động chân tay được trả công thấp và kết thúc việc tạo ra sự phân cấp dân tộc trong các thị trường lao động di cư đã hợp pháp hóa địa vị và thu nhập thấp hơn của những người di cư không phải là người Hàn Quốc. Chương 8 xem xét về tình trạng cô dâu di cư đến Hàn Quốc từ những khu vực kinh tế yếu hơn của Đông Nam Á để cân bằng tỷ lệ giới tính của thị trường hôn nhân vì lợi ích, đặc biệt, là của những người nông dân nghèo độc thân. Phong trào này đặt ra các câu hỏi về quốc tịch và những đòi hỏi về sự đồng hóa của các cô dâu nước ngoài với văn hóa Hàn Quốc trong khi sử dụng họ để cứu vãn lượng dân số đang giảm dần của nước này. Chương 9 tìm hiểu về phong trào của các nhà truyền giáo Tin Lành Hàn Quốc đến các vùng khác, đặc biệt là châu Phi, và làm thế nào phong trào này triển khai phát triển đạo đức của Hàn Quốc trong việc xây dựng một khuôn khổ cho các chương trình giáo dục truyền giáo với giả định rằng sự thịnh vượng kinh tế Hàn Quốc chứng tỏ sự ban phước lành của Thiên Chúa cho các con dân Kitô giáo.

Thông qua 164 trang, lối trình bày khoa học và dễ hiểu, cuốn sách đã mang đến cho bạn đọc những hiểu hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về mọi lĩnh vực của Hàn Quốc trong thiên niên kỷ mới. Cuốn sách là tài liệu thực sự bổ ích cho bạn đọc khi nghiên cứu về Hàn Quốc.

Thực hiện: Hà Hậu

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

0thảo luận