Trang chủ

PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Đăng ngày: 20-04-2012, 13:29 | Danh mục: Ấn Phẩm

PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Tác giả: Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà chủ biên

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, 229 trang

Kí hiệu: Vv426

Thực tiễn phát triển của các quốc gia cho thấy, phân hóa giàu – nghèo hiện đang là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến và phức tạp. Làm sao để có tăng trưởng kinh tế mà hạn chế được phân hóa giàu – nghèo, từng bước cải thiện mức sống, xóa đói, giảm nghèo. Điều này quả đang là thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, cũng như đối với cả cộng đồng thế giới.

Việt Nam trong hơn 10 năm đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đồng thời, trong quá trình phát triển đó cũng đang đặt ra nhiều vấn đề không kém phần nan giải, trong đó có vấn đề phân hóa giàu – nghèo ngày càng thêm sâu sắc. Quan điểm và cách giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực  tiếp đến động lực tăng trưởng , đến sự phát triển chung của quốc gia.

Với mong muốn cung cấp những thông tin nhằm góp phần nhỏ cho việc xây dựng giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản đã cho xuất bản chuyên khảo “Phân hóa giàu – nghèo ở một số quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Đây là những báo cáo khoa học tại Hội thảo Phân hóa giàu – nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tổ chức.

Các báo cáo đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phân hóa giàu – nghèo, phân tích xu hướng và nguyên nhân của sự phân hóa giàu – nghèo cũng như những chính sáh giải quyết vấn đề này ở một số quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chẳng hạn như “Phân hóa giàu – nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế” của tác giả Trần Ngọc Hiên; “Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Đông Á: những bài học thành công và vấn đề hiện tại” của tác giả Lê Bộ Linh; “Chênh lệch giàu – nghèo ở Trung Quốc: thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Minh Hằng; “Quan niện chung về giàu – nghèo và một số biểu hiện ở Nhật Bản” của tác giả Trần Anh Phương; “Phân hóa giàu – nghèo ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai” của tác giả Vũ Văn Hà; “Vài khía cạnh trong cải cách chế độ tiền hưu – một biện pháp phấn đấu cho sự công bằng xã hội ở Nhật Bản” của tác giả Phạm Quý Long…

Thông qua 229 trang, lối trình bày khoa học, logic và dễ hiểu, cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức và hiểu biết sâu sắc về vấn đề phân hóa giàu – nghèo ở một số quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà cụ thể là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Mỹ, Đông Á…Cuốn sách là sản phẩm khoa học nghiêm túc và là tài liệu bổ ích cho bạn đọc.

Thực hiện: Hà Hậu

 

 

0thảo luận