Trang chủ

NGƯỜI NHẬT BẢN VỚI CHÍ HƯỞNG “THU NHỎ”

Đăng ngày: 20-04-2012, 13:26 | Danh mục: Ấn Phẩm

NGƯỜI NHẬT BẢN VỚI CHÍ HƯỞNG “THU NHỎ”

Tác giả: Lee O Young

Dịch giả: Hồ Hoàng Hoa, Lê Thị Bình

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

Kí hiệu: Vv982

Mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hóa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời đại là nội dung quan trọng nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tinh thần đó, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản phối hợp xuất bản cuốn sách Người Nhật Bản với chí hướng “thu nhỏ” của tác giả Lee O Young.

Nội dung cuốn sách gồm 7 chương với những nội dung chính như sau:

Chương I: Thuyết Nhật Bản về vấn đề để trần. Trong chương này tác giả trình bày các phần gồm lễ hội – “thuyết Nhật Bản”; nĩa và đũa; những người khổng lồ tí hon; thơ Haiku và nhân vật Mamezaemon.

Chương II: Sáu loại hình trong “khuynh hướng thu nhỏ”. Gồm kiểu hộp lồng – lắp xếp vào nhau; kiểu quạt gấp, cơm nắm và sự dồn nén lại; kiểu búp bê cô gái – lấy đi, gọt bớt; kiểu dồn xếp cơm hộp, nén lại; kiểu cố tạo ra mặt lạ No; kiểu gia huy tập trung.

Chương III: Văn hóa “thu nhỏ” thể hiện trong thiên nhiên. Trong đó tác giả đề cập đến văn hóa “thu nhỏ” thể hiện ở “dây thừng” và “cỗ xe”; cảnh non bộ hay các khu vườn phong cảnh đa dạng; sơn thủy cạn – tù binh xinh đẹp; chậu cảnh – thú giải trí tinh vi; hoa tươi – những cánh hoa của vũ trụ; thần ở gian thờ trong nhà và ở ẩn giữa nơi đô hội.

Chương IV: Văn hóa “thu nhỏ” biểu hiện trong con người và xã hội. Tác giả tập trung vào lý thuyết không gian bốn chiếu rưỡi; mí mắt của Đạt ma và văn hóa ngồi xếp chân ngay ngắn; một đời gặp một lần và nền văn hóa tụ họp; nền văn hóa ngồi; Hanamichi của xã hội hiện đại; nền văn hóa trong quan hệ với “đồ vật”.

Chương V: Văn hóa “thu nhỏ” thể hiện trong xã hội hiện đại. Trong đó tác giả đề cập đến một số vấn đề như đài bán dẫn trong tinh thần Nhật Bản; kinh doanh học “thu nhỏ”; người máy và trò chơi pachinkô; có lẽ và có thế.

Chương VI: Nhật Bản ngày nay và “nền văn hóa rộng mở”. Với những nội dung được đề cập đến là văn hóa Kunihiki; thương nhân và võ sĩ đạo; sự sợ hãi đối với không gian rộng; chiếc xe goòng và chiếc bè; lời than thở của “người da trắng danh dự”.

Chương cuối: Không trở thành quỷ sứ, hãy trở thành võ sĩ tí hon.

Như vậy có thể thấy, trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến đặc điểm nổi bật của đời sống văn hóa Nhật Bản; phân tích, lý giải sự phát triển “kỳ diệu” của Nhật Bản từ góc độ văn hóa “thu nhỏ”. Cuốn sách là tài liệu tham khảo, nghiên cứu rất bổ ích, không chỉ cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về Nhật Bản, về công tác văn hóa nói chung, mà còn có ý nghĩa cho những người hoạt động thực tiễn, trong giao dịch, ứng xử với người Nhật Bản.

Thực hiện: Hà Hậu

0thảo luận