Trang chủ

Sự phát triển của AI ở Nhật Bản: Những thách thức đối với an ninh tâm lý và thông tin quốc gia và quốc tế

Đăng ngày: 18-01-2023, 09:40 | Danh mục: Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 8

 

Daria Yurievna Bazarkina1, Evgeny Nikolaevich Pashentsev2

Phan Cao Nhật Anh3, Yuri Yurievich Kolotaev4

 

Tóm tắt: Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến an ninh thông tin và tâm lý của xã hội. Bài viết* đánh giá tác động của sự phát triển ngành công nghiệp AI và những mâu thuẫn kinh tế, xã hội và chính trị tại Nhật Bản; đồng thời, đánh giá các tranh cãi trên trường quốc tế liên quan đến mối đe dọa ngày càng tăng của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo với mục đích xấu (Malicious Use of Artificial Intelligence - MUAI) trong nước; phân tích làm rõ các trường hợp thực tế của MUAI trong hiện tại và những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai  gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến an ninh thông tin và tâm lý của xã hội.

Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng AI với mục đích xấu (MUAI), truyền thông, an ninh thông tin và tâm lý (IPS), Nhật Bản

 

T

heo dự báo của các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ có thể thay đổi trật tự sự phát triển công nghệ toàn cầu, nó mang tính chất hai mặt, cả về dân sự lẫn quân sự. Vì vậy, không thể bỏ qua AI trong vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế. Người ta cho rằng, các biến đổi toàn cầu và khu vực liên quan đến AI, giống như bất kỳ thay đổi quy mô lớn nào khác, đều có những thước đo truyền thông và tâm lý, tức là chúng ảnh hưởng đến ý thức cộng đồng, thay đổi hành vi của con người.[1][2][3][4]Ü

Khi đánh giá việc sử dụng trí tuệ nhân tạo với mục đích xấu (Malicious Use of Artificial Intelligence – MUAI) theo khía cạnh này, người ta có thể sử dụng khái niệm an ninh bản thể học mà Anthony Giddens định nghĩa là “tính bảo mật hoặc sự tin cậy, đó là thế giới tự nhiên và xã hội, bao gồm các thông số tồn tại cơ bản của bản thân và bản sắc xã hội”[5], nói cách khác, “hiểu thực tế xã hội trong các phạm trù đơn giản và có thể dự đoán được cho con người”. Cảm giác chắc chắn và ổn định, cần thiết cho một cuộc sống bình thường, mọi người muốn phóng chiếu lên trật tự xã hội. Do đó, họ “cảm thấy an toàn khi họ cảm nhận được trật tự và sự dự đoán được vị trí của họ trong xã hội, quốc gia, khu vực và thế giới”[6].

Sự không thể lường trước về tác động của AI đối với nền kinh tế, xã hội và trật tự thế giới tồn tại trong nhiều ngành khác nhau, từ công nghiệp và y học đến truyền thông đại chúng và lĩnh vực ngoại giao. Bằng cách tác động trực tiếp đến lòng tin của người dân đối với nhà nước, các tổ chức quốc tế, hay giữa con người với nhau, có thể gây ra bất ổn xã hội, thậm chí thể dẫn đến khủng hoảng, căng thẳng khiến các chính phủ sẽ đưa ra những quyết định vội vàng, có lợi cho một nhóm nào đó trên thế giới. Gần đây con người đã hiểu hiệu quả của AI như một phương tiện tác động vật lý, bằng cách sử dụng công nghệ gây ảnh hưởng đối với ý thức đại chúng trong các hoạt động tâm lý. Tình huống đó có thể là mở đầu cho việc sử dụng MUAI một cách ồ ạt, gây căng thẳng xáo trộn... Những biểu hiện vấn đề tâm lý này trong hành vi chính trị sẽ ngày càng lớn nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

1. Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp AI Nhật Bản hiện nay

Hiện tại, trong lĩnh vực AI, Nhật Bản đang bị bỏ lại sau không chỉ các nền kinh tế phát triển khác, mà còn cả Trung Quốc[7], một quốc gia đã tự khẳng định mình trên trường quốc tế là một nền kinh tế mới nổi. Việc đất nước này thiếu các tổ chức theo phong cách Thung lũng Silicon và các cơ quan quản lý cần thiết, cũng như “các kỹ năng về nhân chủng học và dân tộc học” cần thiết để hiểu sâu sắc về tâm lý người dùng[8], cùng với các yếu tố khác, kìm hãm sự ra đời của AI. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn nghiêm túc cam kết phát triển nghiên cứu AI quốc gia.

Xã hội Nhật Bản có một số đặc điểm khác biệt khiến cho kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp này trở nên đặc biệt. Thứ nhất, do thái độ đặc trưng của họ đối với công nghệ, người Nhật có tâm lý chống lại AI, những rủi ro và mối đe dọa tiềm ẩn của nó[9]. Nơi AI được thể hiện chủ yếu theo hướng tích cực chính là vai trò đặc biệt của nó trong nền văn hóa đại chúng của đất nước. Thứ hai, ở Nhật Bản có xu hướng dân số già trong dài hạn, điều này làm dấy lên mối quan tâm ngày càng tăng đối với các phương pháp thay thế để giải quyết vấn đề thu hẹp thị trường lao động và tăng gánh nặng xã hội cho nhà nước[10]. Trong bối cảnh của vấn đề này, chính phủ đã phát triển và triển khai khái niệm “Xã hội 5.0”[11] – “một xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng giữa tiến bộ kinh tế với giải pháp của các vấn đề xã hội thông qua một hệ thống kết hợp chặt chẽ giữa không gian mạng và không gian vật lý”[12]. Việc tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề cấp bách đã trở thành động lực cho sự phát triển tích cực của các chiến lược AI của chính phủ và các thể chế quản trị liên quan. Vào năm 2016, Hội đồng Chiến lược Công nghệ AI được thành lập, hội đồng này đã đưa ra Chiến lược Công nghệ AI vào năm 2017[13]. Chiến lược dự kiến phát triển ngành công nghiệp AI Nhật Bản theo ba giai đoạn, từ ứng dụng cơ bản để quản lý dữ liệu đến việc tạo ra một hệ sinh thái chính thức dựa trên AI vào năm 2030. Các hướng chính của ứng dụng AI trong chiến lược là tăng trưởng tính cơ động của dân số, năng suất sản xuất và sự phát triển của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Mặc dù thực tế chiến lược bao gồm một loạt các vấn đề và cách giải quyết chúng, nhưng người ta có thể nhận thấy sự mơ hồ nhất định về các mục tiêu của chính phủ ở mỗi giai đoạn. Ngoài ra, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc tạo ra một hệ sinh thái AI chỉ vào năm 2030 có thể là một quá trình quá dài không cần thiết[14] (mặc dù không nên quên rằng trong giai đoạn này, chiến lược có thể được điều chỉnh phù hợp với xu hướng kinh tế và công nghệ). Đồng thời, tổng quan về chiến lược cho thấy Nhật Bản “coi AI và sự hội nhập của nó vào nền kinh tế là một ưu tiên trong khuôn khổ chương trình nghị sự kinh tế quốc gia” (đưa nước này đến gần hơn với đối thủ cạnh tranh chính - Trung Quốc)[15]. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ dự định sẽ hỗ trợ sự hợp tác giữa nhà nước, ngành công nghiệp và cộng đồng khoa học.

Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng Mới (NEDO) là một cơ quan chính phủ phát triển các dự án ở Nhật Bản trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả robot và AI. Ở đây, vào năm 2020, NEDO nêu bật một số lĩnh vực tài trợ ưu tiên, trong đó có sự phát triển của máy bay không người lái và robot cho các ngành công nghiệp khác nhau (hậu cần, xác minh cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khi có thiên tai, ...); giải pháp AI cho các vấn đề xã hội, bao gồm giảm tai nạn và tắc nghẽn đường bộ, giảm chi phí hậu cần thông qua việc triển khai giao thông “thông minh”; việc triển khai một “hệ thống AI phát triển cùng với con người”, hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau; nghiên cứu và triển khai (R&D) trong sản xuất, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, hàng không[16]… Trong các lĩnh vực khác nhau, cơ quan này đã công bố dữ liệu mở về tài trợ cho R&D.

Bất chấp những thách thức, Nhật Bản đã cho thấy thành công đáng kể trong việc phát triển một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế thông qua AI. Dựa trên các dự báo, trong thập kỷ tới, tăng trưởng chính của thị trường AI ở Nhật Bản sẽ đến từ lĩnh vực công nghiệp và vận tải[17]. Các dự án AI chính đang được thực hiện bởi các công ty như NEC, Toyota, SoftBank, Toshiba, Hitachi. Đồng thời, một vai trò đặc biệt thuộc về ngành công nghiệp ô tô, nơi chúng ta đang nói về công nghệ ô tô tự lái dựa trên AI. Lĩnh vực xử lý dữ liệu của người dùng internet, được tích hợp vào các dịch vụ tiếp thị và quảng cáo, cũng đóng một vai trò đặc biệt. Khu vực này đang có sự tăng trưởng đáng kể, tương quan với xu hướng toàn cầu trong thị trường kỹ thuật số.

Vì vậy, mặc dù vẫn đang bị tụt lại so với các cường quốc AI khác, nhưng Nhật Bản trong những năm gần đây đã có sự chuyển đổi tích cực, cả về quy định của chính phủ và ngành công nghiệp. Nhật Bản quyết tâm biến AI thành nguồn lực để phát triển và là ưu tiên quan trọng trong chính sách phát triển đất nước. Nhưng trong điều kiện hiện tại, Nhật Bản, cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, buộc phải tính đến hậu quả tiêu cực của AI có thể mang lại đối với an ninh thông tin và tâm lý quốc tế.

2. Thực tiễn các nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng AI với mục đích xấu trong bối cảnh an ninh tâm lý và thông tin quốc gia và khu vực

Có ba mức độ đe dọa đến an ninh thông tin và tâm lý do MUAI gây ra[18]. Ở cấp độ đầu tiên, có sự phát triển của phản ứng tiêu cực liên quan đến AI trong xã hội, điều này làm giảm khả năng hòa nhập của nó vào các mối quan hệ xã hội. Mức độ thứ hai gắn liền với MUAI trực tiếp nhằm mục đích gây hại cho sức khỏe con người, phá hủy hoặc làm hư hỏng cơ sở hạ tầng vật chất, gây thiệt hại về tài chính, gây ra cảm xúc tiêu cực, tâm trạng lo lắng và hoảng. Tuy nhiên, mục đích chính của MUAI như vậy không phải là ảnh hưởng đến ý thức cộng đồng. Mức độ thứ ba của các mối đe dọa của MUAI trong bối cảnh an ninh thông tin và tâm lý gắn liền với việc sử dụng trực tiếp AI trong khuôn khổ đối đầu thông tin và tâm lý, để bóp méo nhận thức và kiểm soát nó (nói cách khác, gây tổn thương tâm lý).

Do nền văn hóa đại chúng của Nhật Bản đã đề cập đến chủ đề AI trong nhiều năm, tài sản vô hình của Nhật Bản (“thương hiệu”) với tư cách là “sức mạnh AI” thậm chí có thể vượt xa sự phát triển thực sự của ngành công nghiệp trong nước. Ví dụ, theo một cuộc khảo sát năm 2016, người dân Nga trước hết coi Nhật Bản là biểu tượng của công nghệ thông minh (86%) và giàu truyền thống (84%)[19]. Do đó, hiện tại, các mối đe dọa ở cấp độ đầu tiên có thể gây ra tác động đặc biệt mạnh mẽ đến an ninh quốc gia và thông tin - tâm lý của Nhật Bản, có thể biểu hiện (và đang biểu hiện) dưới một số biến thể như sau:

(i) Hình ảnh tích cực của Nhật Bản và AI của nước này trong các bài viết của các tác nhân chính trị, tội phạm (bao gồm cả khủng bố).

(ii) Hình ảnh tiêu cực về công nghệ AI Nhật Bản và mọi thứ liên quan đến nó, khi xã hội tụt hậu so với công nghệ (cáo buộc đi lệch khỏi truyền thống, chuẩn mực đạo đức) hoặc có những yêu sách lịch sử đối với Nhật Bản.

(iii) Phát tán thông tin nói xấu sai sự thật trong nỗ lực gắn với  thương hiệu Nhật Bản, nước có ngành công nghệ AI phát triển.

(iv) Làm dấy lên sự hoảng sợ trước mối đe dọa của AI sẽ thay thế lực lượng lao động của con người.

Trong thực tế ở Nhật Bản, có thể tìm thấy các ví dụ về khả năng gây hại cho người dùng của các hệ thống AI. Người ta đang nói về các cuộc tấn công lừa đảo[20] đang ngày càng trở nên cá nhân hóa. Ngoài ra, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho dữ liệu cá nhân của người dùng do hệ thống AI đã được tích hợp vào các dịch vụ. Có thể lấy ví dụ về điều này qua trường hợp LINE - một trong những nền tảng truyền thông quan trọng ở Nhật Bản. Công ty phát triển AI được sử dụng cho các dịch vụ tại một công ty con địa phương ở Trung Quốc và kể từ tháng 8 năm 2018, các kỹ sư tại công ty đó đã có thể truy cập thông tin cá nhân của người dùng trên máy chủ Nhật Bản[21]. Đồng thời, bản thân LINE tiếp tục tích hợp ngày càng nhiều công nghệ AI, vì lợi ích kinh doanh, không chỉ phân tích dữ liệu người dùng mà còn phân tích hành vi và sở thích của họ[22]. Một MUAI có thể nhắm mục tiêu vào các tập dữ liệu và thuật toán, gây ra mối đe dọa ở cấp độ thứ hai và thứ ba.

Các mối đe dọa cấp độ thứ hai từ tái điều khiển các hệ thống AI hoặc tích hợp AI. Mối nguy hiểm bao gồm việc cố ý gây ra thiệt hại thông qua việc sử dụng các phương tiện không người lái, việc phát triển phương tiện này là một trong những ưu tiên của ngành công nghiệp Nhật Bản. Một mối đe dọa lớn hơn có thể là sự biến dạng của AI trong các hệ thống điều khiển lớn. Một ví dụ về hệ thống như vậy là công nghệ kết hợp được tạo ra vào năm 2020 bởi Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản và tập đoàn NEC, sử dụng AI để trao đổi thông tin trong việc quản lý hoạt động trong trường hợp vận tải bị lỗi (công nghệ này dựa trên thực tế là nếu xảy ra tai nạn, AI phải đưa ra các biện pháp đối phó dựa trên các trường hợp tương tự)[23].

Ở cấp độ thứ ba của các mối đe dọa đối với thông tin và an ninh tâm lý do MUAI gây ra, việc tạo các công cụ giả mạo (deepfakes) với mục đích xấu là một ví dụ điển hình. Deepfakes là một phương pháp tổng hợp hình ảnh và/hoặc giọng nói của con người dựa trên việc sử dụng AI. Tại Nhật Bản, vấn đề lạm dụng công nghệ này nổi lên trong bối cảnh kinh doanh phim người lớn, khi một trang web tìm kiếm thông minh ra đời để ghép ảnh các nữ diễn viên vào phim người lớn. Ngoài ra, deepfakes được sử dụng để tống tiền. Vào cuối tháng 9 năm 2020, cảnh sát xác nhận rằng khoảng 200 nữ nhân vật nổi tiếng là nạn nhân của những bức ảnh khiêu dâm[24]. Các nhà công luận Nhật Bản, theo sau những người phương Tây, bày tỏ lo ngại rằng công nghệ này có thể được các chính trị gia vô đạo đức sử dụng để làm mất uy tín của đối thủ trong các chiến dịch tranh cử[25]. Jake Adelstein, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Nhật Bản cho biết: “Trước đây, những trường hợp như thế này hiếm khi bị khởi tố... nhưng cảnh sát đã bắt đầu truy tố loại tội phạm mạng này, trong đó... những người nổi tiếng nói và làm những điều mà họ sẽ chưa bao giờ tuyên bố và thực hiện”[26]. Chính quyền mới của Thủ tướng Yoshihide Suga đang tích cực hiện đại hóa nền kinh tế Nhật Bản, thành lập một đơn vị tội phạm mạng mới trong Cơ quan Cảnh sát Quốc gia[27], được kỳ vọng sẽ chống lại các mối đe dọa MUAI.

Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản vốn tiềm ẩn mâu thuẫn giữa các quốc gia và đang thể hiện những sắc thái mới trong thời gian gần đây. Mâu thuẫn giữa Trung Quốc đang trỗi dậy với các nước; Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Mỹ và đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản; hay giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã diễn ra một cách thường xuyên hơn và sôi động hơn. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng sâu sắc, vai trò của Mỹ càng thể hiện rõ trong toan tính của mỗi bên. Sự hỗn loạn ngày càng tăng trong quan hệ quốc tế và bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia khiến bất kỳ công cụ mới nào để bóp méo thông tin về thế giới xung quanh đều trở nên vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Việc sử dụng deepfakes với mục đích xấu cũng cần phải được nghiên cứu cẩn thận và có các biện pháp đối phó thích hợp, bao gồm cả những biện pháp dựa trên công nghệ AI. Đồng thời, đánh giá từ các nguồn mở[28], khía cạnh của MUAI trong bối cảnh an ninh thông tin và tâm lý thực tế không được đề cập đến trong các văn bản quan trọng nhất của Chính phủ Nhật Bản về các vấn đề an ninh mạng.

Sử dụng độc hại AI trong việc hình thành chương trình thông tin nghị sự (thiết lập chương trình làm việc): Vai trò của truyền thông trong việc thiết lập chương trình thông tin có tác động lớn đến đời sống công chúng và chính trị. Trong những năm gần đây, AI ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình này. Các thuật toán và tự động hóa xuyên suốt trong tất cả quá trình sản xuất tin tức, cho dù đó là báo chí điều tra sử dụng máy học và khai thác dữ liệu, tạo ra phương tiện tương tác mới (bot tin tức giao tiếp với khán giả) hoặc tối ưu hóa nội dung cho các nền tảng truyền thông khác nhau thông qua thử nghiệm tiêu đề[29]. Điều này cũng có nghĩa là khả năng của MUAI trên thực tế ở tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành chương trình thông tin. Việc đưa tin một chiều và phiến diện về quần đảo Kuril (“lãnh thổ phương Bắc” theo cách gọi của Nhật Bản), các cáo buộc về sự cứng rắn của Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, … được hỗ trợ trong không gian thông tin nói tiếng Anh phần lớn là do việc sử dụng AI. Việc sử dụng AI để thúc đẩy “những ý tưởng và cách tiếp cận phù hợp” vào ý thức cộng đồng, kết hợp với khả năng của AI để thích ứng với người dùng cá nhân củng cố một số mô hình tâm lý nhất định về phản ứng của người dùng internet đối với nội dung được đề cập. Vai trò của AI trong việc định hình chương trình truyền thông của Nhật Bản đang ngày càng gia tăng, cụ thể là bằng chứng về việc sử dụng AI ngày càng tăng trong lĩnh vực thông tin và quảng cáo[30]. Đồng thời, căng thẳng trong quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc, Triều Tiên và Nga, dù ở các mức độ khác nhau, tạo điều kiện khách quan cho vai trò ngày càng tăng của AI trong không gian thông tin tiếng Nhật, đồng thời cung cấp thông tin và hoạt động tâm lý.

Sử dụng độc hại AI cảm xúc: AI cảm xúc là sự kết hợp giữa cảm xúc và AI[31], một loại AI phát hiện và giải thích các tín hiệu cảm xúc của một người. Nguồn tín hiệu có thể là văn bản (AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phân tích tâm trạng), âm thanh (AI phát hiện cảm xúc bằng giọng nói), tài liệu video (phân tích nét mặt, cử chỉ, dáng đi…) hoặc kết hợp những thứ này[32]. Đó là về việc nhận biết không chỉ cảm xúc, mà còn cả trạng thái sinh lý của một người, ý định… của người này[33].

Tại Nhật Bản, Đại học Keio đang hợp tác với UbicMedical để tạo ra một thiết bị có thể đánh giá một cách khách quan các triệu chứng tâm lý của bệnh nhân trong thời gian thực bằng cách phân tích các biểu hiện trên khuôn mặt. CyberAgent, một công ty quảng cáo trực tuyến, đang làm việc với Đại học Meiji để phát triển một hệ thống dựa trên AI nhằm mục đích cá nhân hóa quảng cáo[34]. Với một sự thay đổi có mục tiêu nhất định, những phát triển như vậy có thể là một phương tiện để đạt được sự kiểm soát tinh vi đối với trạng thái bên trong của cá nhân, một phương tiện đẩy mọi người đến những hành động chống đối xã hội.

Vào năm 2016, Honda cho biết họ sẽ hợp tác với Softbank để phát triển công nghệ AI có thể giao tiếp với người lái và sử dụng các cảm biến và camera “để cảm nhận cảm xúc của người lái và tham gia đối thoại dựa trên cảm xúc của chính chiếc xe”. NeuV dường như là nỗ lực đầu tiên của Honda trong việc đưa công nghệ này vào xe[35]. Tuy nhiên, bằng việc chiếm quyền kiểm soát một cách độc hại đối với những cảm xúc như vậy, AI có thể dẫn đến thảm họa, chẳng hạn như trong các tình huống giành quyền kiểm soát các phương tiện tự hành “thông minh” hiện có.

Sử dụng AI độc hại trong trò chơi điện tử: Trò chơi điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin và tác động tâm lý đến con người. Vai trò phổ biến nhất của AI trong trò chơi điện tử là điều khiển các nhân vật không phải người chơi (NPC). AI đã là một phần không thể thiếu của trò chơi điện tử kể từ khi được giới thiệu vào những năm 1950[36]. Với sự phát triển của khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, một ngày nào đó người chơi là con người sẽ không thể nói chính xác liệu có bị AI kiểm soát hay không. Liệu AI hay một người chơi khác là nhân vật trong trò chơi điện tử. Trong tương lai, sự phát triển của AI trong trò chơi điện tử rất có thể sẽ không tập trung vào việc làm phức tạp trò chơi bằng cách tạo ra các đối thủ NPC mạnh hơn (như trước đây một phần), mà tối ưu hóa nó bao gồm cá nhân hóa trải nghiệm chơi game [37]. Gaming là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, với 67,6 triệu game thủ vào năm 2018[38]. Đồng thời, quốc gia này đang trải qua xu hướng nghiện game đáng báo động. Một bệnh viện ở Kanagawa đã công bố có 120 trường hợp liên quan đến vấn đề này vào năm 2017. Một nghiên cứu về hậu quả của việc nghiện game đã đưa ra kết quả như sau: 75% bệnh nhân không thể dậy vào buổi sáng, 59% không thể đến trường học, 50% bỏ bữa; 48% bị điểm thấp và sa sút thành tích. Ngoài ra, được biết rằng 50% bệnh nhân đã đập phá đồ đạc, 26% tỏ ra tàn nhẫn với gia đình và 17% lấy trộm tiền của người nhà[39]. Việc nghiện game là điều dễ bị ảnh hưởng xấu nhất. Do đó có thể thấy rằng, công nghệ AI làm tăng tính chân thực và hấp dẫn của trò chơi, nhưng cũng ảnh hưởng đến xã hội, bao gồm cả những thứ độc hại đối với khán giả đại chúng.

3. Kết luận

Có thể thấy sự phát triển của ngành công nghiệp AI ở Nhật Bản đang bắt kịp các nước đứng đầu thế giới (Hoa Kỳ và Trung Quốc), đã và đang được hỗ trợ bởi nhà nước trong một số lĩnh vực quan trọng, từ giao thông vận tải tự động đến các công cụ phân tích trong công nghiệp và xã hội. Các tổ chức tư nhân đang tích cực phát triển các thuật toán thông minh trong tiếp thị, truyền thông và các ngành công nghiệp trò chơi.

Đồng thời, vấn đề MUAI cũng đã trở nên cấp bách ở Nhật Bản. Các mối đe dọa đối với an ninh thông tin và tâm lý liên quan đến MUAI đã được thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Các xu hướng hiện đại trong sự phát triển của ngành công nghiệp AI trong nước, đặc biệt là vận tải tự hành, tạo ra những tiến bộ rõ ràng trong nền kinh tế và xã hội, nhưng cũng là mối đe dọa MUAI mới. Có lý do để tin rằng MUAI sẽ ngày càng đi sâu đến nhiều điểm yếu khác nhau trong tâm lý con người (sự thất vọng do bất ổn xã hội gây ra) và gây ra các vấn đề liên quan đến chúng-  từ bệnh tật và nghiện ngập đến xu hướng hoảng sợ và hung hăng mất kiểm soát. Việc nghiên cứu các mối đe dọa này đòi hỏi một cách tiếp cận liên ngành tích hợp các công cụ và kiến ​​thức từ lĩnh vực khoa học máy tính, khoa học chính trị, tâm lý học, văn hóa học và luật học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giddens, A. (1986), The Constitution of Society: Outline of the Theory of Structuration, Oxford, UK: Polity Press.
  2. Khudaykulova. A.,  Neklyudov. N., “The Concept of Ontological Security in International Political Discourse”, https://doi.org/10.24833/ 2071-8160-2019-6-69-129-149.
  3. “The 5th Science and Technology Basic Plan”, https://www8.cao.go.jp/cstp/kihonkei kaku/5basicplan_en.pdf.
  4. Hatani F., “Artificial intelligence in Japan: policy, prospects, and obstacles in the automotive industry”, Transforming Japanese Business, Singapore: Springer, 2020.
  5. Projects in the Robotics and Artificial Intelligence Fields, Kawasaki City, Kanagawa: New Energy and Industrial Technology Development Organization, Robot and Artificial Intelligence Technology Department, 2020.
  6. Bazarkina D. Y., Pashentsev E. N., “Malicious Use of Artificial Intelligence: New Psychological Security Risks in BRICS Countries”, Russia in Global Affairs, 2020. Vol. 18 (4).
  7. Chen A. Y., “Online Dating Websites Lure Japanese Customers to Scams”, https://www.trendmicro.com/vinfo/ru/security/news/cybercrime-and-digital-threats/online-dating-websites-lure-japanese-customers-to-scams.
  8. Personal data of Line users in Japan disclosed to Chinese development firm, https://www.japantimes.co.jp/news/2021/03/17/business/corporate-business/line-data-shared-china/.
  9. LINEのAIサービスを徹底解説 (Giải thích tường tận về dịch vụ AI của LINE), https://ledge.ai/line-ai/.
  10. JR東日本とNEC、運行管理の高度化に向けてクラウド・AI技術を活用した業務支援システムを構築 (Xây dựng một hệ thống hỗ trợ kinh doanh sử dụng công nghệ đám mây và AI để quản lý hoạt động ở trình độ cao), https://jpn.nec.com/press/202005/20200522_01.html.
  11. 平和博 ディープフェイクスにどれだけ騙される? 意外な実験結果とは (Kazuhiro Taira, Bị lừa bởi Deepfakes? Kết quả thực nghiệm ngoài mong đợi),  https://kaztaira.wordpress.com/2021/01/18/serious_problems_than_deepfakes/.
  12. Ryall J., “Celebrity deepfake porn cases in Japan point to rise in sex-related cybercrime”, https://www.asiaone.com/asia/celebrity-deepfake-porn-cases-japan-point-rise-sex-related-cybercrime.
  13. “Provisional Translation. Cybersecurity Strategy of Japan”,   https://www.nisc.go.jp/ eng/pdf/cs-senryaku2018-en.pdf.
  14. “The Cybersecurity Policy for Critical Infrastructure Protection (4th Edition)”,  https://www.nisc.go.jp/eng/pdf/cs_policy_cip_eng_v4_r2.pdf.
  15. 感情認識 AI: 日英 異文化間の対話に関する最終報告書 (AI Nhận biết cảm xúc: Báo cáo cuối cùng về Đối thoại đa văn hóa giữa Nhật Bản và Anh), https://drive.google. com/file/d/1hwc8TBGcmXqsh6tDSEUWdy8Nt9w1-chf/view.
  16. Kelleher K., “How Japan's Radically Different Approach to AI Could Lead to Wild New Tech”, https://time.com/4602600/honda-car-emotional-ai-artifical-intelligence-neuv/.
  17. Grant E. F., Lardner R., IT, https://www.newyorker.com/magazine/1952/08/02/itКостюкова К. С. (2019), Политика цифровой трансформация Японии на примере развития технологии искусственного интеллекта (chính sách chuyển đổi kỹ thuật số của Nhật Bản và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, MID (Modernization. Innovation Development), V. 10, No.4.

 



[1] TS., Viện châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga

[2] GS.TS., Viện Các vấn đề quốc tế đương đại, Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga

[3] TS., Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[4] Nghiên cứu sinh, Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Tổng hợp St. Petersburg

Ü Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Nghiên cứu cơ bản Nga trong khuôn khổ dự án khoa học số 21-514-92001

[5] Giddens A. (1986), The Constitution of Society: Outline of the Theory of Structuration, Oxford, UK: Polity Press, 1986, tr. 375.

[6] Khudaykulova. A., Neklyudov. N., “The Concept of Ontological Security in International Political Discourse”, https://doi.org/10.24833/2071-8160-2019-6-69-129-149.

[7] Hatani F., “Artificial Intelligence in Japan: Policy, Prospects, and Obstacles in the Automotive Industry”, trong Khare A., Ishikura H., Baber W., Transforming Japanese Business. Future of Business and Finance, Singapore: Springer, 2020, tr. 213, https://doi.org/ 10.1007/978-981-15-0327-6_15.

[8] Khare A., Khare K., Baber W.W. Why Japan’s Digital Transformation Is Inevitable / In: Khare A., Ishikura H., Baber W. (Transforming Japanese Business. Future of Business and Finance. Singapore: Springer,2020. P. 8 – 9. https://doi.org/10.1007/978-981-15-0327-6_1.

[9] Harold S. W., Brunelle G., Chaturvedi R., Hornung J. W., Koshimura S., Osoba O. A., Suga C., “United States–Japan Research Exchange on Artificial Intelligence: Proceedings from a Pair of Conferences on the Impact of Artificial Intelligence on Work, Health, and Data Privacy and on Disaster Prediction, Resilience, and Recovery”. Santa Monica, CA: RAND Corporation, 2020, https://www.rand.org/pubs/conf_proceedings/CFA521-1.html.

[10] “Artificial Intelligence Policies in East Asia: An Overview From the Canadian Perspective”, https://www.asiapacific.ca/sites/default/files/filefield/ai_report_2019.pdf.

[11] “The 5th Science and Technology Basic Plan”, https://www8.cao.go.jp/cstp/kihonkeikaku/5basicplan_en.pdf.

[13] “Artificial Intelligence Technology Strategy”, Strategic Council for AI Technology March 31, 2017, https://ai-japan.s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/7116/0377/5269/ Artificial_Intelligence_Technology_StrategyMarch2017.pdf.

[14] Hatani F., “Artificial intelligence in Japan: policy, prospects, and obstacles in the automotive industry”, Transforming Japanese Business, Singapore: Springer, 2020, tr. 213.

[15] “Artificial Intelligence Policies in East Asia: An Overview from the Canadian Perspective”, Tlđd.

[16] Projects in the Robotics and Artificial Intelligence Fields. Kawasaki City, Kanagawa: New Energy and Industrial Technology Development Organization, Robot and Artificial Intelligence Technology Department, 2020, tr. 4.

[17] Костюкова К. С (2019), Политика цифровой трансформация Японии на примере развития технологии искусственного интеллекта, МИР (Модернизация. Инновации. Развитие), Т. 10. No. 4. С. 523 (Chính sách chuyển đổi kỹ thuật số của Nhật Bản và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, MID (Modernization. Innovation Development), V. 10, No. 4, tr. 523).

[18] Bazarkina D. Y., Pashentsev E. N., “Malicious Use of Artificial Intelligence: New Psychological Security Risks in BRICS Countries”, Russia in Global Affairs, 2020, Vol. 18 (4), tr. 154-177.

[19] Чугров С. В., Образ России в Японии и образ Японии в России (Hình ảnh nước Nga ở Nhật Bản và hình ảnh Nhật Bản ở Nga), tập 33 của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC)  https://mgimo.ru/upload/ iblock/ 696/%D0%A7%D1%83%D0%B3%D1%80%D0%BE%D0%B2%20%D0%A0%D0%A2-33%20%D0%A0%D0% A1%D0%9C%D0%94%20%D0%B4%D0%B5%D0% BA%D0%B0%D0%B1%D1%80%D1%8C%202017.pdf.

[21] “Personal data of Line users in Japan disclosed to Chinese development firm”,  https://www.japan times.co.jp/news/2021/03/17/business/corporate-business/line-data-shared-china/

[22] “LINEのAIサービスを徹底解説” (Giải thích tường tận về dịch vụ AI của LINE), https://ledge.ai/line-ai/.

[23] JR東日本とNEC、運行管理の高度化に向けてクラウド・AI技術を活用した業務支援システムを構築 (Xây dựng một hệ thống hỗ trợ kinh doanh sử dụng công nghệ đám mây và AI để quản lý hoạt động ở trình độ cao),  https://jpn.nec.com/press/202005/20200522_01.html

[24] 平和博 Deepfakes68万人をヌードに変換、ネットで共有 (Kazuhiro Taira, Chuyển 680.000 người sang ảnh khỏa thân bằng Deepfakes và chia sẻ trực tuyến), https://kaztaira.wordpress.com/2020/10/23/deepnude_generator_resurge_on_telegram/; Two men arrested over deepfake pornography videos, https://www.japantimes. co.jp/news/2020/10/02/national/crime-legal/two-men-arrested-deepfake-pornography-videos/

[25]平和博 ディープフェイクスにどれだけ騙される 意外な実験結果とは (Kazuhiro Taira, Bị lừa bởi Deepfakes? Kết quả thực nghiệm ngoài mong đợi),  https://kaztaira.wordpress.com/2021/01/18/serious_problems_than_deepfakes/.

[26] Ryall J., “Celebrity deepfake porn cases in Japan point to rise in sex-related cybercrime”,  https://www.asiaone. com/asia/celebrity-deepfake-porn-cases-japan-point-rise-sex-related-cybercrime

[27] Ryall J., “Celebrity deepfake porn cases in Japan point to rise in sex-related cybercrime”, Tlđd.

[28] “Provisional Translation. Cybersecurity Strategy of Japan”, https://www.nisc.go.jp/eng/pdf/cs-senryaku2018-en.pdf; “The Cybersecurity Policy for Critical Infrastructure Protection (4th Edition)”, https://www.nisc.go.jp/eng/pdf/cs_policy_cip_eng_v4_r2.pdf.

[29] Diakopoulos N. (2019), Automating the News: How Algorithms Are Rewriting the Media, Cambridge, MA.

[30] Lundin M., Eriksson S., “Artificial Intelligence in Japan (R&D, Market and Industry Analysis)”,  https://www.eubusinessinjapan.eu/sites/default/files/artificial_intelligence_in_japan.pdf; Technology Media. Japan Artificial Intelligence (AI) in Media and Entertainment Industry Databook Series (2016-2025) – AI Spending with 15+ KPIs, Market Size and Forecast Across 8+ Application Segments, AI Domains, and Technology (Applications, Services, Hardware), https://www.marketresearch.com/TechInsight360-v4166/Japan-Artificial-Intelligence-AI-Media-12296303/.

[32] Gossett S., “Emotion AI Technology Has Great Promise (When Used Responsibly)”, https://builtin.com/artificial-intelligence/emotion-ai.

[33] 感情認識 AI: 日英 異文化間の対話に関する最終報告書 (AI nhận biết cảm xúc: Báo cáo cuối cùng về Đối thoại đa văn hóa giữa Nhật Bản và Anh), https://drive.google.com/file/d/1hwc8TBGcmXqsh6tDSEUWdy8Nt9w1-chf/view.

[34] Костюкова К. С., Политика цифровой трансформация Японии на примере развития технологии искусственного интеллекта, МИР (Модернизация. Инновации. Развитие), 2019, Т. 10. No 4. С. 525 (Chính sách chuyển đổi kỹ thuật số của Nhật Bản và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, MID (Modernization. Innovation Development), V. 10, No.4, tr. 523).

[35] Kelleher K., “How Japan's Radically Different Approach to AI Could Lead to Wild New Tech”,  https://time.com/4602600/honda-car-emotional-ai-artifical-intelligence-neuv/.

[36] Grant E. F., Lardner R., “IT”, https://www.newy orker.com/magazine/1952/08/02/it.

[37] “AI in Video Games: Toward a More Intelligent Game”, https://sitn.hms.harvard.edu/flash/2017/ai-video-games-toward-intelligent-game/.

[39] "‘My Child is a Game Addict!’ - Game Addiction in Japan", http://japan-and-me.com/game-addiction-japan/.

 

0thảo luận