Trang chủ

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh” trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đăng ngày: 25-10-2021, 04:08 | Danh mục: Các tổ chức đoàn thể, Đoàn TNCS HCM

Thực hiện Công văn số 991 – CV/ĐTNK-BPT của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương về việc triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh”, nhằm hỗ trợ người yếu thế trong thời gian thực hiện giãn cách chống dịch Covid-19 và ổn định cuộc sống sau khi giãn cách xã hội, Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh” tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội với mong muốn kịp thời sát cánh cùng người dân vượt qua khó khăn, đặc biệt chương trình hướng đến hỗ trợ kịp thời nhất đến những người yếu thế trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Trong thời gian từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 10, Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tìm hiểu thực tế tại hai quận huyện là Hoàng Mai và Đan Phượng, đây là hai địa phương chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid -19 trong thời gian qua, có rất nhiều trường hợp là lao động phổ thông, công nhân nên dịch bệnh bùng phát khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp kéo dài. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh từng trường hợp, được chính quyền địa phương xác nhận, đại diện của Chi đoàn đã tới tận nơi trao 10 túi quà an sinh cho các trường hợp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong hai ngày 9 và 10 tháng 10. Mỗi túi quà gồm gạo, mì tôm, dầu ăn, trứng, cá khô, thịt hộp, khẩu trang… trị giá 250.000 đồng đã được trao đến các đối tượng như: người nghèo, người khuyết tật, người lao động mất việc làm, công nhân, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn...

Một số hình ảnh trao Túi an sinh của Chi đoàn cơ cở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á:

 

 

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh” trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

Ông Lê Văn Út trú tại Hoàng Mai, Hà Nội hoàn cảnh khó khăn  không có con, bị liệt một cánh tay

 

 

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh” trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

Cháu Đinh Văn Đức, học sinh lớp 3A3 Trường Tiểu học Thị trấn Phùng, Đan Phượng, HN có hoàn cảnh khó khăn, được nhà chùa chăm nuôi

 

 

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh” trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

Cháu Nguyễn Hữu Dũng, học sinh lớp 3A3 Trường Tiểu học Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội mắc chứng nhược cơ tay, bố mẹ mất việc làm

 

Đồng chí Phan Thị Diễm Huyền, Bí thư Chi đoàn Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cho biết “Chi đoàn  đã nỗ lực hết sức để huy động các nguồn lực nhằm động viên, hỗ trợ một phần nhỏ bé về vật chất cũng như tinh thần giúp cho một số gia đình vượt qua khó khăn. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định, Đại diện Ban chấp hành Chi đoàn và đoàn viên, thanh niên của chi đoàn đã tới từng nhà để trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn”.

 

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh” trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

Đồng chí Phan Thị Diễm Huyền, Bí thư Chi đoàn và đồng chí Trần Ngọc Nhật, Phó Bí thư Chi đoàn trao túi an sinh đến một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Hoàng Mai, HN

Vốn hành nghề buôn bán nhỏ lẻ, chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga (trú phường Tương Mai, Quận Hoàng Mai) không có chồng và đang ở cùng mẹ già đau ốm, đã rơi vào cảnh thất nghiệp thời gian dài do dịch bệnh, khó khăn trăm bề. Khi được đoàn thể hỗ trợ nhu yếu phẩm, chị Nga xúc động bày tỏ: “Tôi có mẹ già phải chăm sóc, giờ lại mất việc làm nên cuộc sống gia đình rơi vào khó khăn khi dịch bệnh bùng phát. Bây giờ có gạo nấu cơm là mừng rồi. Được đoàn tặng túi an sinh, tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn rất nhiều”.

 

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh” trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga  (Tương Mai, Quận Hoàng Mai, HN) nhận túi an sinh

Danh sách trao 10 túi quà an sinh của Chi đoàn:

1. Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga trú tại Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, chị không có chồng, không có việc làm, đang ở trọ cùng với mẹ già ốm đau nằm một chỗ phải chăm sóc đặc biệt.

2. Bà Nguyễn Thị Nhâm trú tại Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội phải một mình lo cho cuộc sống của người em trai không có vợ, một người em gái không chồng và hai đứa cháu mẹ mới mất, bố làm xe ôm nhưng do dịch bệnh nên tạm thời mất việc, cả gia đình sống lay lắt bằng thu nhập ít ỏi chắt chiu từ trước khi dịch bệnh kéo đến.

3. Bà Phạm Thị Hòa trú tại Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội không có chồng, không có nhà ở, phải đi thuê trọ, không việc làm và cũng chưa chưa nhận được hỗ trợ của địa phương cũng như các nhà hảo tâm

4. Em Trần Văn Hữu, sinh viên trường đại học Xây dựng, quê Nam Định, ở trọ, nhà khó khăn, bố mẹ ko chu cấp được do hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, bản thân em bị mắc kẹt do dịch, giờ đây hết giãn cách nhưng vì không có tiền nên em không thể về quê

5. Vợ chồng ông Lê Văn Út trú tại Hoàng Mai, Hà Nội: không có con, chồng bị liệt một tay, vợ đi làm giúp việc, hai tháng giãn cách vừa rồi cô ko có việc làm nghỉ ở nhà, gia đình ko nhận đc hỗ trợ của ai

6. Cụ Lều Thị Xuân, 86 tuổi trú tại Hoàng Mai, Hà Nội: cụ sống một mình, có con nhưng các con cũng khó khăn và ở xa nên ko giúp gì được cụ.

7. Gia đình cháu Nguyễn Như Quỳnh học lớp 2A2, Trường Tiểu học Thị trấn Phùng, trú tại Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội: bố mẹ mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid 19, ông bà nội của Quỳnh đã già yếu không có lương hưu, bố mẹ Quỳnh phải gồng gánh nuôi 2 anh em Quỳnh và ông bà nên kinh tế rất khó khăn.

8. Gia đình cháu Tạ Quang Huy học lớp 2A2, Trường Tiểu học Thị trấn Phùng, trú tại Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội, cháu  không có mẹ, ở với bố hiện đang thất nghiệp và ông bà nội đã già, hiện cháu chưa có sách giáo khoa để học cùng các bạn.

9. Cháu Đinh Văn Đức học sinh lớp 3A3, trường Tiểu học Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội hiện đang được chùa Đại Từ Ân chăm nuôi, cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình không thể chăm nuôi cháu nên nhà chùa đã trở thành nơi nương tựa cho cháu đến tuổi trưởng thành.

10. Cháu Nguyễn Hữu Dũng học sinh lớp 3A3 trường Tiểu học Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội. Đức là một học sinh khuyết tật, hai bàn tay của em rất yếu ớt nên việc học tập rất khó khăn, bố mẹ lại là lao động tự do mất việc làm.

 

Phạm Thị Nhung

 

 

0thảo luận